Chỉ số tiểu đường quá cao làm gì để hạ nhanh đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, điều lo sợ nhất là đến một lúc nào đó chỉ số tiểu đường quá cao mà chưa thể hạ được. Bởi khi chỉ số đường huyết quá cao sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như là gây biến chứng lên tim, gan, thận mắt, có thể dẫn tới mù lòa. Chính vì thế, bạn cần trang bị cho bản thân mình cách hạ đường huyết nhanh và an toàn tránh nguy hiểm. Bên cạnh đó là các biện pháp giúp duy trì đường huyết luôn ở trạng thái ổn định.

1. Thế nào là chỉ số tiểu đường tăng cao?

Chỉ số tiểu đường quá cao là tình trạng lượng đường trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường. Nếu người mới mắc bệnh thì chỉ số đường huyết cao là lớn hơn hoặc bằng 7mmol/l (126mg/dl) (lúc đói) và chỉ số HbA1c là lớn hơn hoặc bằng 6,5%. Còn đối với người mắc bệnh lâu năm thì chỉ số đường huyết cao là lớn hơn hoặc bằng 8,5 mmol/l (153mg/dl) (lúc đói) và chỉ số HbA1c là lớn hơn hoặc bằng 8%. Theo chỉ số này, bạn có thể kiểm tra và so sánh với tình trạng bệnh tình của bản thân để chẩn đoán xem chỉ số đường huyết có vượt ngưỡng hay không ?

Chủ yếu các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Nhưng để cơ thể sử dụng được đường thì cần phải có mặt của insulin. Chỉ số đường huyết tăng cao thường xảy ra nhiều ở bệnh nhân bị tiểu đường type 2 là bởi ở bệnh nhân tiểu đường type 2 bị thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều dẫn tới đường máu tăng cao. Tuy nhiên không phải vì thế mà các bệnh nhân tiểu đường type 1, type 3 chủ quan, bởi với bệnh nhân bị tiểu đường luôn luôn cần duy trì đường huyết ở mức ổn định một cách tối đa.

chỉ số tiểu đường quá cao

 Chỉ số đường huyết quá cao cần làm gì để hạ nhanh tránh nguy hiểm?

2. Chỉ số tiểu đường tăng cao là do đâu?   

Chỉ số đường huyết tăng cao chủ yếu là do người bệnh không chịu tuân thủ lối sống nghiêm ngặt dành cho người bị tiểu đường. 

Chế độ ăn uống bất hợp lý 

Đối với bệnh nhân tiểu đường điều quan trọng nhất là việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Ăn uống bất hợp lý, thả phanh thì đây chính là nguyên nhân đầu tiên khiến chỉ số đường huyết vượt cao nhanh chóng dẫn tới nguy hiểm. Người bệnh cần phải tự ý thức được việc ăn uống của bản thân, cần nhận thức được những thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường để tránh. 

        Chỉ số đường huyết tăng cao là do đâu?

Bỏ thuốc hạ đường huyết

Không dùng thuốc hạ đường huyết đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng là nguyên nhân dẫn tới chỉ số tiểu đường tăng cao. Những người bỏ thuốc hạ đường huyết sẽ khiến đường huyết tăng cao và tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.

Lười hoặc ít vận động 

Cơ thể luôn cần được giải phóng năng lượng đặc biệt là đối với người bệnh. Người bị tiểu đường lười vận động sẽ khiến cơ thể không được giải phóng năng lượng, lượng đường trong máu luôn tích tụ và không được giải phóng ra bên ngoài rất dễ làm  chỉ số tiểu đường tăng cao. Chính vì vậy người bệnh cần có những bài tập vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của từng người. Đi bộ là môn thể thao mà nhẹ nhàng nhất mà bất cứ người bệnh hoặc người bình thường nào cũng cần thực hiện.

Thường xuyên căng thẳng tinh thần

Tinh thần là một trong những yếu tố góp phần điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Vì khi bạn căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng có thể giải phóng các hormone khiến đường huyết ( glucose ) luôn ở mức cao trong máu.

Béo phì 

Nếu chỉ số BMI của bạn cao hơn mức bình thường và bạn bị dư thừa chất béo trong cơ thể, tình trạng này cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng hoóc môn, do đó có thể gây tăng đường huyết.

Ngoài ra, người bệnh hay bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiểu hay đường răng miệng.., có vết thương, vết loét, cũng có thể nhận thấy mức đường huyết cao hơn vì nhiễm trùng có thể làm tăng hàm lượng đường huyết.

3. Dấu hiệu nào cho biết chỉ số đường tiểu đường quá cao ?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy chỉ số tiểu đường quá cao, tùy theo mức độ gặp phải và biểu hiện của người bệnh tiểu đường. Một số dấu hiệu thường gặp gồm:

– Đi tiểu thường xuyên

– Thường xuyên cảm thấy khát

– Mệt mỏi, xanh xao

– Mắt mờ, thường xuyên cảm giác khó nhìn rõ hơn bình thường

4. Chỉ số tiểu đường tăng quá cao có nguy hiểm không ?

Chỉ số tiểu đường quá cao nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng tiểu đường lâu dài. Cụ thể người bệnh tiểu đường dễ bị :

– Bệnh tim mạch : suy tim, đột quỵ

– Bệnh thận : suy thận, thận hư, chạy thận

– Bệnh mắt : tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh lý võng mạc tiểu đường), đục ống kính mắt… có khả năng dẫn đến mù lòa.

– Bệnh thần kinh tiểu đường : vấn đề bàn chân gây ra bởi dây thần kinh bị hư hỏng hoặc lưu lượng máu ” nghèo ” có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, vết thương lâu lành, hoại tử chi....

– Rối loạn cương dương ở nam giới, giảm ham muốn tình dục.

– Nhiễm trùng âm đạo, các vấn đề về da nhiễm khuẩn, nhiễm nấm

Nguy hiểm hơn, chỉ số tiểu đường tăng quá cao có thể dẫn đến các biến chứng khẩn cấp như :

– Hiện tượng nhiễm toan ceton : Xảy ra khi có quá ít Insulin trong cơ thể. Nếu không có đủ insulin, đường (glucose) không thể nhập vào các tế bào. Lượng đường trong máu tăng cao, và cơ thể bắt đầu để phá vỡ các chất béo sinh năng lượng. Điều này tạo ra axit độc hại được biết đến như Ceton. Tích tụ dư thừa Ceton trong máu và cuối cùng “tràn qua” vào nước tiểu. Nếu không điều trị, toan ceton tiểu đường có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tính mạng.

– Hội chứng tăng thẩm thấu bệnh tiểu đường : Tình trạng này xảy ra khi sản xuất insulin, nhưng nó không hoạt động đúng cách. Đường huyết có thể trở thành rất cao – lớn hơn 600 mg / dL (33 mmol / L). Bởi vì insulin hiện tại không làm việc đúng cách, cơ thể không thể sử dụng đường hoặc chất béo sinh năng lượng. Glucose trong nước tiểu, gây đi tiểu tăng lên. Nếu không điều trị, tăng thẩm thấu tiểu đường có thể dẫn đến hôn mê và mất nước đe dọa tính mạng. Khẩn cấp chăm sóc y tế là rất cần thiết.

5. Gợi ý cách hạ đường huyết nhanh tránh nguy hiểm ?

  Một cốc trà xanh sẽ giúp hạ đường huyết một cách nhanh chóng và an toàn

Khi chỉ số tiểu đường quá cao người bệnh cần thực hiện các biện pháp để làm giảm lượng đường trong máu, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh nhân có thể tham khảo, thực hiện các biện pháp hạ đường huyết dưới đây :

– Đối với bệnh nhân đang được chỉ định tiêm insulin thì có thể tiêm thêm 1-2 đơn vị insulin để giảm nhanh đường huyết. Tuy nhiên để thật sự an toàn và hiệu quả bạn cần được sự tham vấn của bác sĩ điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

– Bạn cố gắng uống thật nhiều nước lọc bởi nước sẽ giúp đào thải ra ngoài đường tiểu. Tuy nhiên điều này lại không nên áp dụng đối với bệnh nhân có vấn đề về thận, cao huyết áp hoặc suy tim. 

– Ngoài ra, bạn có thể uống 1 cốc trà xanh hoặc 3 – 4 thìa bột quế để có thể giúp giảm đường huyết một cách tức thì. Điều này được nhiều nhiều ủng hộ bởi nó khá an toàn và phù hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân tiểu đường.

Kết hợp với đó là bạn nên vận động 15-20 phút nhắm tăng sử dụng glucose ở cơ bắp, giúp giải phóng năng lượng, từ đó giảm đường máu. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơ thể không được khỏe, choáng váng hoặc chóng mặt, sốt thì bạn cần nghỉ ngơi và tránh tập luyện quá sức.

6. Cách ổn định đường huyết lâu dài, phòng ngừa biến chứng hiệu quả ?

Nếu chỉ số tiểu đường (đường huyết ) tăng cao thường xuyên cho thấy việc điều trị hiện tại không hiệu quả – có thể phác đồ điều trị tiểu đường đang không phù hợp hoặc đã bắt đầu có hiện tượng lờn thuốc (cơ thể không còn đáp ứng tốt với thuốc sau một thời gian điều trị). Lúc này người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ về quản lý lượng đường trong máu và có thể thay đổi phác đồ điều trị giúp giữ lượng đường luôn trong phạm vi mục tiêu. Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị sau đây:

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Thực hiện theo kế hoạch ăn uống bệnh tiểu đường. Ăn tăng chất xơ có trong rau xanh, trái cây tươi…ăn giảm tinh bột, đồ ngọt, tránh đồ uống có đường, không uống rượu bia và các chất kích thích. Nếu đang gặp khó khăn gắn bó với kế hoạch bữa ăn, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để được giúp đỡ. 

Thường xuyên tập thể dục

Bạn nên có một kế hoạch tập thể dục nhẹ, đều đặn hàng ngày. Vì thường xuyên tập thể dục một cách hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không tập thể dục nếu Ceton có mặt trong nước tiểu. Điều này có thể làm cho đường trong máu cao hơn.

Uống thuốc theo hướng dẫn

Uống thuốc đều đặn, đúng liều, đủ lượng, đúng thời điểm sẽ giúp bạn ổn định chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên tăng đường huyết, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị tiểu đường để được tư vấn và thay đổi thuốc.

Hạn chế căng thẳng, stress

Tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress, bạn nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, bỏ hút thuốc lá và hạn chế rượu bia

Kiểm tra lượng đường trong máu

Theo dõi đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị, có thể kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu nhiều lần một tuần hoặc một vài lần một ngày. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo lượng đường trong máu vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu.

Bổ sung thảo dược giúp ổn định đường huyết dài lâu

Một số thảo dược như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch môn, Hoài sơn, sinh địa, Trạch tả.… đã được chứng minh có tác dụng tăng cường chức năng tuyến tụy, đồng thời làm chậm quá trình hấp thu đường sau ăn để ổn định đường huyết. Đặc biệt, những thảo dược này còn có tác dụng phòng ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh do chỉ số tiểu đường quá cao hay đường huyết tăng cao gây ra. Đây là lựa chọn tốt được nhiều người áp dụng để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết.

Bằng công nghệ bào chế hiện đại, các loại tháo dược kể trên đã được chiết tách và phối hợp theo công thức Đông y bí truyền trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold. Đây là giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp tăng hiệu quả hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

hạ đường huyết diagold

Xem thêm công dụng lợi ích, trải nghiệm khách hàng sản phẩm thảo dược Diagold dành cho người tiểu đường TẠI ĐÂY

Cơ thể khỏe mạnh, đường huyết ổn định không biến chứng không chỉ là mơ ước của những người đang vật vã với những nỗi khổ, những cơn đau đớn do bệnh tiểu đường gây ra mỗi ngày mà còn nắm giữ “ sự sống ” của những người có nguy cơ bị tiểu đường. Vì thế, bạn nên lưu ý đến từng biểu hiện nhỏ nhất để có thể kịp thời cải thiện các triệu chứng khó chịu mỗi khi chỉ số tiểu đường hay chỉ số đường huyết tăng cao. Hy vọng với những chia sẽ ở trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về bệnh tiểu đường.

Bạn càn hỗ trợ tư vấn sứ khỏe BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ GỌI LẠI NGAY !

7. Giải đáp thắc mắc 

Ăn nhiều làm chỉ số tiểu đường tăng cao phải không ?

Nguyên nhân chủ yếu của chứng tăng đường huyết là cơ thể sản xuất ra quá ít insulin. Vì thế, khó có thể xác định chắc chắn ăn quá nhiều đường dẫn đến bệnh. Chủ yếu, chế độ ăn nhiều đường làm nặng thêm tình trạng bệnh. 

Chỉ số đường huyết quá cao có phải bị tiểu đường ?

Bạn có thể bị tăng đường huyết mặc dù bạn không bị tiểu đường vì mức chỉ số đường huyết tăng trên mức bình thường nhưng chưa đủ để kết luận là mắc bệnh tiểu đường. Đây còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường, lúc này bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường. 

Chỉ số tiểu đường càng xuống thấp càng tốt ?

Đây là một quan niệm sai lầm vì cơ thể chỉ khỏe mạnh khi lượng đường huyết ổn định. Nếu đường huyết xuống thấp quá mức sẽ gây tình trạng hạ đường huyết – đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Trong quá trình sống chung với bệnh tiểu đường, bạn sẽ không tránh khỏi một vài lần tăng đường huyết, chỉ số tiểu đường cao. Thực ra, tình trạng này không đáng sợ nếu bạn nhận biết được những dấu hiệu sớm và nhanh chóng đưa đường huyết về mức bình thường. Tốt hơn hết, bạn nên giữ liên lạc với bác sỹ điều trị để được hướng dẫn khi cần thiết.

Chúc bạn nhiều sức khỏe may mắn và bình an !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *