Cách ăn uống khi bị tiểu đường ăn thế nào cho đúng

Ăn uống là yếu tố rất quan trọng, giúp người tiểu đường cân bằng mức glucose huyết mỗi ngày. Tuy nhiên, để chọn lựa một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đồng thời xác định đúng khẩu phần không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết sau đây sẽ chúng tôi sẽ chia sẽ cùng bạn về cách ăn uống khi bị bệnh tiểu đường, tiểu đường ăn như thế nào cho đúng.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường ) là tình trạng có quá nhiều glucose (một loại đường) trong máu. Theo thời gian, lượng đường máu cao có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể và xuất hiện các biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm tổn thương các mạch máu lớn và nhỏ, dẫn đến đau ngực, đột quỵ và các tổn thương về thận, mắt, bàn chân và thần kinh.

Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính và hiện nay chưa có phương thuốc điều trị khỏi được căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể duy trì được một cuộc sống khỏe mạnh và kiểm soát được bệnh cũng như các biến chứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Glucose là gì ?

Trong tiến trình tiêu hóa, cơ thể lấy carbohydrate từ thực phẩm như bánh mì, gạo, mỳ sợi, rau, trái cây và sữa để tạo thành những phân tử đường khác nhau. Một trong các loại đó là glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể.

glucose tiểu đường

Quá trình chuyển hóa glucose vào máu – bệnh tiểu đường

Glucose được hấp thu trực tiếp vào máu sau khi ăn, nhưng nó không thể đi vào trong tế nào mà không có sự giúp đỡ của insulin, một hormon được tiết ra bởi tuyến tụy. Tụy là cơ quan nằm ở phía sau dạ dày. Khi nồng độ trong máu tăng, chúng phát tín hiệu cho tế bào beta của tuyến tụy phóng thích ra insulin. Insulin sẽ “ mở cổng” để Glucose đi vào tế bào. Điều này giúp cho lượng glucose trong máu không tăng cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

– Khi chức năng của tuyến tụy bình thường, lượng glucose trong máu dao động đáp ứng với với một số các yếu tố khác, bao gồm thực phẩm chúng ta ăn vào, hoạt động thể lực, stress, nhiễm khuẩn…điều này sẽ đảm bảo lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép.

– Khi tuyến tụy không bình thường, cơ thể không sản xuất đủ nsulin để đưa glucose vào trong tế bào, hoặc bản thân trở nên đề kháng với insulin. Điều này làm tăng nồng độ glucose trong máu gây nên bệnh tiểu đường, từ đó, gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Chính vì vậy, điều trị bệnh tiểu đường luôn cần đến chế độ ăn uống hợp lý, để hạn chế tăng glucose trong máu.

Xem thêm : Có nên uống nước cam khi bị tiểu đường ?

Thực phẩm nào làm tăng đường huyết ? Bị tiểu đường không nên ăn thực phẩm gì ?

Để trả lời câu hỏi Cách ăn uống khi bị tiểu đường, tiểu đường ăn thế nào cho đúng. Người bệnh cần phải biết, glucose có nguồn gốc chủ yếu từ carbohtdrate có nguồn gốc từ thức ăn, cho nên những nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate cần phải được hạn chế.

Thực phẩm có nguồn gốc từ gạo, gạo nếp 

Các món ăn được chứa từ gạo, gạo nếp như cơm trắng, xôi, bún, phở, bánh chưng…là những món ăn người bệnh tiểu đường nên hạn chế vì tinh bột có trong cơm sau khi ăn sẽ được tiêu hóa bởi amylase có trong nước bọt sẽ được hấp thu vào trong máu, tạo glucose. Những thức ăn chế biến từ nếp có chỉ số đường huyết cao hơn cả gạo vì vậy cần phải hạn chế chặt chẽ.

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Bất cứ món ăn nào chế biến từ tinh bột sẽ làm tăng đáng kể lượng đường huyết chẳng hạn như bánh mì, mỳ sợi, mì…

Khoai

Mặc dù khoai chứa nhiều chất xơ, nhưng chúng lại là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, vì vậy nếu chúng ta ăn hàng ngày sẽ làm tăng đáng kể lượng đường huyết.

Các loại khoai thường gặp như khoai mì, khoai lang, khoai tây…trong đó, khoai tây là thủ phạm gây tăng đường huyết và béo phì thường gặp nhất.

Trái cây

Trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên trong trái cây chứa nhiều đường như saccharose, frustose… nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều trái cây, các loại đường này sẽ chuyển hóa thành đường glucose trong máu.

Người bệnh tiểu đường ăn trái cây thế nào cho đúng ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây 2 – 3 phần mỗi ngày. Khi ăn với liều lượng vừa phải, khoảng 1 nắm tay, ví dụ : 1 quả táo nhỏ, 1 quả ổi nhỏ…

Lưu ý, người bệnh tiểu đường nên ăn nguyên quả hạn chế uống nước ép, vì khi uống nước ép sẽ làm mất đi lượng chất xơ đáng kể có trong trái cây. Chất xơ rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường vì giúp giảm đường trong máu, chống táo bón.

Kẹo, nước ngọt

Đây là nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn vì chúng chứa nhiều đơn và hấp thu nhanh vào cơ thể, làm gia tăng glucose trong máu nhanh chóng.

Sữa

Một nhầm lẫn tai hại là uống nhiều sữa dành cho người tiểu đường sẽ không làm tăng đường huyết. Điều này hoàn toàn sai, vì sữa dành cho người tiểu đường là sữa đã được tính toán về thành phần dinh dưỡng, đủ để cung cấp năng lượng thay thế cho 1 bữa ăn. Do đó, khi uống 1 ly sữa người bệnh phải bỏ 1 bữa ăn tương ứng. Nếu người bệnh ăn uống đầy đủ mà vẫn uống thêm sữa dành cho người tiểu đường sẽ làm tăng đường huyết sau ăn.

Xem thêm : Thuốc điều trị tiểu đường loại nào an toàn hiệu quả nhất hiện nay

Chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường 

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp những người bệnh tiểu đường kiểm soát tình trạng của họ và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến sức khỏe. Chế độ ăn uống tốt cũng giúp người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh hơn mỗi ngày.

Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị tiểu đường

chế độ ăn người tiểu đường

Vai trò chế độ ăn trong điều trị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn uống hợp lý sẽ góp phần :

– Duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh bị thiểu dưỡng do ăn uống kiêng khem quá mức:  Đa số người bệnh tiểu đường rất sợ ăn, kiêng khem nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

– Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thực phẩm : người bệnh thường có xu hướng ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ.Tất cả là do thiếu kiến thức về giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm gây nên vì không được tư vấn làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị bệnh.

– Hạn chế được dùng thuốc: nếu người bệnh tiểu đường có chế độ ăn uống đúng sẽ làm glucose máu không tăng thêm và hạn chế phải dùng thêm thuốc hoặc không phải dùng thuốc nếu chưa có tiểu đường lâm sàng

– Hạn chế các biến chứng : chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần hạn chế các biến chứng xảy ra. Theo các chuyên gia khi glucose máu quá cao thì rất dễ xuất hiện các biến chứng cấp tính.

Chỉ số GI khi lựa chọn thức ăn cho người tiểu đường

Người bệnh nên cân bằng chế độ ăn uống của mình bắng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao như bánh mì, gạo nguyên cám và thấp như rau củ với nhau.

Chỉ số đường huyết thực phẩm chính là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn như bánh mì trắng. Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp thành thành THẤP ( GI<55 ), VỪA ( 56 – 74 ), CAO ( > 75 ).

bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người tiểu đường nên ăn

Bảng chỉ số đường huyết một số thực phẩm cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường không kèm bệnh lý khác

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định đường huyết cũng như điều trị bệnh hiệu quả :

– Protein : lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

– Lipid : Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%, hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

– Gluxid : Tỷ lệ năng lượng do gluxid cung cấp nên đạt từ 50 – 60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Sau đây là một số lưu ý người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn :

Nhóm đường bột : các loại như đậu như đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn nguyên cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, chiên, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá : Người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, các loại thịt nạc bỏ mỡ, thịt gia cầm bỏ da… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường : Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu olive…

Nhóm cung cấp chất xơ, rau củ, hoa quả : Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. Đồng thời, người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Xem thêm : 5 bài tập giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường kém mỡ máu

Mỡ máu cao là tình trạng bất thường về nồng độ cũng như thành phần tính chất của các thành phần lipid máu như : tăng triglyceric, tăng cholesterol, giảm HDL – C ( cholesterol tốt ), tăng LDL – C ( cholesterol xấu ).

Mỡ máu tăng cao thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống cần chú ý các vấn đề sau :

– Bổ sung các loại cá 2 – 3 lần tuần, omega 3 , 6, sử dụng các loại dầu lạc như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu lạc…các loại hạt như hạt vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô…

– Hạn chế thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, gan, lòng đỏ trứng…hạn chế các loại thịt đỏ vì các loại thịt này có hàm lượng cholesterol cao.

– Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn chất béo dạng trans ( chất béo chuyển hóa), chúng là tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt dẫn tới mỡ máu cao. Loại chất béo này thường có trong các đồ ăn dùng dầu chiên nhiều lần, các thực phẩm công nghiệp, đồ ăn chiến biến đóng hộp,…

Chế độ ăn người tiểu đường kèm theo cao huyết áp

Tăng huyết áp rất hay gặp ở người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ các biến chứng vi mạch như bệnh võng mạc, bệnh thận, cũng như các biến chứng tim mạch như đột quỵ, động mạch vành, mạch máu ngoại biên.

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp phải kết hợp chế độ ăn uống cho người tiểu đường và người cao huyết áp. Cụ thể người bệnh nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, mỗi ngày chỉ nên 2 – 3 gam muối ở người trưởng thành ( 1 muỗng cà phê muối ăn ) sẽ giúp huyết áp giảm 2 – 8 mmHg.

Có nên ăn chay khi mắc bệnh tiểu đường

Việc chuyển sang chế độ ăn chay chắc chắc sẽ không thể giúp bạn thoát khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên với chế độ ăn này, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ khá hơn những người mắc bệnh nhưng có chế độ ăn khác. Cụ thể sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng phức tạp chẳng hạn liên quan đến mạch vành và thận.

có nên ăn chay khi bị tiểu đường

Bị tiểu đường có nên ăn chay không ?

Tuy nhiên khi thực hiện chế độ ăn chay người bệnh tiểu đường cần gặp các chuyên gia dinh dưỡng để thực hiện tư vấn những nhóm thực phẩm cần thiết, thực đơn hàng ngày, nhằm cung cấp cân đối các vi chất dinh dưỡng cũng như mức calo để duy trì một cân nặng hợp lý, khỏe mạnh.

Người bị bệnh tiểu đường ăn uống như thế nào cho đúng ?

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, việc thực hiện các biện pháp ăn uống khoa học là điều cần thiết nhất. Vậy mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường cần ăn bao nhiêu tinh bột, bao nhiêu lượng thịt cá, bao nhiêu rau củ là đủ ?

Có rất nhiều cách khác nhau để giúp bệnh tiểu đường tính được lượng thức ăn mà mình cần ăn hàng ngày, trong đó cách dễ hiểu và tuân thủ là “Phương Pháp Đĩa thức ăn”.

Mỗi bữa ăn, bạn hãy tạo nên đĩa thức ăn của mình theo hướng dẫn và hình minh hoạ dưới đây:

chế độ ăn uống khi bị tiểu đường

Phương pháp dĩa thức ăn dành cho người bệnh tiểu đường

– Chọn đĩa đường kính khoảng 20 cm (tương đương 1 gang bàn tay bạn), như đĩa bạn thường đi ăn cơm văn phòng hay cơm tấm vậy

– Tưởng tượng 1 đường chia đôi đĩa: 1/2 đĩa bạn dùng để chứa rau củ

– 1/2 đĩa còn lại, bạn lại chia làm đôi: 1/4 đĩa sẽ chứa thực phẩm có thành phần là tinh bột, như: cơm, bún, bánh mì, mì…

– 1/4 đĩa còn lại sẽ chứa thực phẩm có thành phần là đạm, như thịt, cá, trứng, hải sản…

–  Kế bên đĩa thức ăn của bạn sẽ là 1 phần trái cây tráng miệng, như 1 trái chuối nhỏ, hay 1 trái quýt, hay nửa trái cam, hay nửa trái táo, nửa trái ổi, một miếng dưa hấu nhỏ, hay 4 – 5 trái nho…

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu lần mỗi ngày ?

Người bệnh tiểu đường thường tăng đường huyết sau mỗi lần ăn, do tuyến tụy không còn làm việc hiệu quả để tiết insulin kịp thời sau mỗi bữa ăn được. Do vậy nếu bạn ăn nhiều lần, đường huyết sau ăn sẽ tăng bấy nhiêu lần trong ngày.

Chính vì vậy, theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên ăn 3 lần ngày, Người bệnh chỉ nên chia nhỏ bữa ăn khi có dấu hiệu hạ đường huyết vào giữa 2 bữa ăn do tác dụng của insulin. Khi đó, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh chia nhỏ bữa ăn.

Hotline tư vấn và chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường uống rượu bia được không ?

Rượu bia, đồ uống có cồn là những đồ uống không được khuyến khích sử dụng đối với người bệnh tiểu đường. Vì khi người bệnh đang dùng thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Mặt khác, trong bia chứa nhiều carbohydrate, khi người bệnh uống quá nhiều rượu bia sẽ dễ gây tích tụ mỡ, tăng cân, tăng đường huyết. Và điều này khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không ?

Cơm trắng là loại có chỉ số đường huyết trong thực phẩm GI cao ( GI = 83 ) không tốt cho lượng đường trong máu nhưng lại chứa lượng carbohydrate cao, đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi ăn cơm trắng đường hấp thu vào máu nhanh chóng, tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để giảm lượng đường máu, nhưng tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường thường không hoạt động tốt nên việc tiết insulin kém hiệu quả hơn và từ đó làm tăng cao chỉ số đường huyết sau ăn. Vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không ?

Đối với người bệnh tiểu đường, bệnh nhân không cần bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn, chỉ nên điều chỉnh lượng cơm ở mức độ thích hợp, thấp hơn người bình thường. Người bệnh có thể dùng những loại thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, mỳ và các loại rau củ chứa tinh bột vào thực đơn dành cho người tiểu đường nhưng phải tính toán hợp lý và điều độ. Lượng hấp thu cho phép được gợi ý với bệnh nhân là: “ Nếu thực đơn của người bệnh với mục tiêu tinh bột mỗi bữa khoảng 45 – 60 g thì chỉ nên hấp thụ một bát cơm trắng ”.

Ngoài ra, khi bệnh nhân ăn cơm nên kết hợp với những món ăn dinh dưỡng bổ sung khác như các loại protein từ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá thu…Việc ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn cũng làm giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, giảm đường huyết ở bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm ?

Ngoài thay thế cơm trắng bằng các loại gạo như gạo lứt và gạo mầm thì ăn nhiều các loại rau củ cũng là một phương hướng giúp bệnh nhân có những lựa chọn khác tốt cho sức khỏe. Các loại rau củ giàu chất xơ, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác mà lại ít carbohydrate. Các loại rau người tiểu đường khuyến khích nên ăn là rau súp lơ xanh, nấm, cà tím, rau bina, bí đao….

Người tiểu đường nên ăn loại gạo nào ?

Thay vào việc người bệnh tiểu đường ăn cơm trắng, có thể lựa chọn loại cơm khác để thay thế cơm trắng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhưng không làm tăng đường huyết sau ăn ở họ. Gạo lứt và gạo mầm được xem là loại gạo tốt nhất dành cho người bị tiểu đường.

bị tiểu đường nên ăn gạo gì

Bị tiểu đường nên ăn gaọ gì ?

Gạo lứt 

Gạo lứt là loại gạo còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài, Gạo lứt giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B6, vitamin B3), vitamin E, magie, mangan, sắt và cung cấp nhiều chất xơ. Lớp cám có trên hạt gạo lứt giúp insulin trong cơ thể được tổng hợp hiệu quả hơn. Từ đó giúp chậm quá trình đường hấp thu vào máu, tốt đối với bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn gạo lứt tốt cho các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và việc kiểm soát cân nặng ở người bệnh tiểu đường. 

Gạo mầm

Gạo mầm là gạo lứt còn nguyên phôi, sản phẩm từ quá trình nảy mầm của gạo lứt với các tác dụng quý cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, chứa chất dinh dưỡng đặc biệt là gamma aminobutyric acid (GABA), các loại dinh dưỡng khác như: canxi, vitamin E, vitamin B1, B6, niacin… Gạo mầm chứa lượng đường tương đối thấp nên không làm tăng cao lượng đường trong máu của bệnh nhân sau ăn. Gạo mầm còn chứa lượng chất xơ gấp 3 lần gạo trắng tốt cho người tiểu đường.

Xem thêm : Biến chứng bệnh tiểu đường hãy phòng ngừa trước khi quá muộn

Các vấn đề cần lưu ý khi ăn uống để duy trì lượng đường huyết ổn định

Tập thể dục đều đặn

Hãy tích cực tập thể dục nhất có thể. Bạn nên duy trì ít nhất 30 phút hoạt động thể chất cường độ vừa mỗi ngày. Nếu muốn giảm cân, bạn cần duy trì hoạt động thể chất tối thiểu 60 phút mỗi ngày.

Nếu bạn không thể thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội hoặc tập gym, thì hãy xem xét các bài tập trên ghế hoặc rèn luyện sức bền với tạ trọng lượng nhẹ.

Bạn nên hỏi tư vấn bác sĩ của mình về cường độ-thời gian luyện tập và môn thể thao phù hợp với mình

Duy trì cân nặng phù hợp

Nếu bạn thừa cân, chỉ cần giảm cân một chút, đặc biệt là giảm vòng bụng, cũng giúp giảm huyết áp, đường máu và cholesterol. Bạn có thể nản chí khi cố gắng giảm cân, vì vậy hãy bắt đầu bằng việc đặt cho mình một mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được.

Kiểm tra huyết áp và lipid máu

Bạn nên duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg và kiểm tra rối loạn lipid máu định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần   

Kiểm tra đường máu thường xuyên

Bạn nên kiểm tra đường máu đói, đường máu sau ăn và HbA1c định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đo đường huyết thường xuyên cung cấp cho bạn thông tin về cách dùng thuốc, thực phẩm, tập thể dục, bệnh tật và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường của bạn như thế nào.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên

– Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm. Tránh ngâm chân, vì điều này có thể dẫn đến da khô.

– Lau khô chân nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân.

– Giữ ẩm cho bàn chân và mắt cá chân của bạn bằng kem dưỡng da.

– Kiểm tra bàn chân hàng ngày xem có vết chai, mụn nước, vết loét, đỏ hoặc sưng.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc vấn đề về chân khác mà không bắt đầu lành trong vài ngày. Nếu bạn bị loét chân – vết loét hở – hãy đi khám bác sĩ ngay.

– Không đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời.

Bổ sung thảo dược giúp ổn định đường huyết

Hiểu biết đầy đủ về bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn có thể lựa chọn thực phẩm thông minh, xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng suy thận, suy tim, mù mắt, hoại tử chi.. ở người bệnh tiểu đường.

thuốc tiểu đường diagold

Tpbvsk Diagold hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm thảo dược phòng biến chứng như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa..có trong Tpbvsk Diagold. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ làm giảm đường huyết, chỉ số HbA1c (Chỉ số đánh giá và kiểm soát biến chứng). Đồng thời giúp tăng tác dụng, giảm liều dùng, loại bỏ độc tố, giúp giảm tác dụng phụ của tân dược, giúp ” trì hoãn ” tăng liều thuốc tây trong tương lai, lâu dài là phòng ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường lâu năm gây ra.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm. Nhưng bạn hoàn toàn có thể vừa vui sống, vừa điều trị căn bệnh “khó ưa” này, bạn cần nhớ rằng: Việc ăn uống rất quan trọng trong điều trị bệnh, nên vậy bạn và người thân cần phải kiên trì tuân thủ lối sống điều độ và phương pháp ăn uống khoa học Đồng thời, lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả từ dược liệu thiên nhiên – Diagold ngay hôm nay để ngăn chặn căn bệnh toàn cầu này. 

Bạn đọc quan tâm sản phẩm Diagold vui lòng liện hệ hotline 0915 444 020 hoặc  tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY

 Xem thêm >>>  Báo chí nói gì về viên tiểu đường Diagold 

                           Giấy phép Bộ y tế của sản phẩm Diagold   

                           Người dùng nói gì về Diagold         

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *