Bị tiểu đường nhổ răng được không ?

Bệnh tiểu đường có nhổ răng được không là câu hỏi được nhiều người tâm bởi vốn dĩ khi mắc bệnh tiểu đường sức đề kháng giảm, tăng khả năng bị nhiễm khuẩn nên khi nhổ răng vết thương rất lâu lành. Vậy câu trả lời cho câu hỏi này như thế nào ? nhổ răng liệu có an toàn cho người tiểu đường không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết ?

1. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào ?

Theo thống kê sức khỏe, những người bị tiểu đường thường có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng như  sâu răng, viêm nướu, tích tụ mủ dưới chân răng,… Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, sức đề kháng hệ miễn dịch bị suy giảm, điều này làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công vào nướu gây nên bệnh răng miệng. Chính vì vậy theo các nhà nghiên cứu, bệnh răng miệng và bệnh tiểu đường có mối quan hệ hai chiều với nhau.

Ngoài ra, những người mắc bệnh răng miệng cũng sẽ chịu tác động không nhỏ đến bệnh tiểu đường. Chính những vi khuẩn được sản sinh ra trong khoang miệng sẽ phá hủy sự hình thành insulin, mà khi insulin bị suy giảm sẽ gây mất kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn ở người đã mắc bệnh.

Bị tiểu đường nhổ răng được không

Bị tiểu đường nhổ răng được không

Xem thêm : Tiểu đường ăn thịt gà được không ? 

2. Người bị bệnh tiểu đường có nhổ răng được không ?

Bị bệnh tiểu đường có nhổ răng được không ? Rõ ràng, nếu không chữa trị thì người bị sâu răng nặng sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn. Cũng giống như người bình thường, người bệnh tiểu đường cũng cần phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc nhổ răng ở người tiểu đường cần hết sức thận trọng và được tiến hành tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Trên thực tế, ở người bệnh tiểu đường sức đề kháng, hệ miễn dịch dễ bị suy giảm nên vết thương cho dù rất nhỏ cũng dễ bị nhiễm khuẩn và rất khó lành. Điều này, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhổ răng của người bệnh và cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Tuy nhiên, không phải vì và mà người bệnh không được nhổ răng. Người bệnh tiểu đường có thể nhổ răng nếu lượng đường trong máu duy trì ở mức 7 – 10 mmol/lít. Còn nếu lượng đường trong máu vượt quá 10 mmol/lít thì hoàn toàn không được nhổ răng.

Vì sao lại như vậy ? Bởi khi người bệnh tiểu đường nhổ răng lúc lượng đường trong máu quá cao trên 10mmol/l sẽ làm vết thương dễ bị nhiễm trùng, máu khó đông, vết nhổ răng sẽ rất lâu lành. Bên cạnh đó, quá trình nhổ răng có thể gây nhiều nguy hiểm và có thể làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân.

Vì thế trước khi muốn muốn biết người bệnh tiểu đường nhổ răng được không, người bệnh cần được thăm khám ở các bác sĩ nha khoa để biết tình trạng bệnh cụ thể. Nếu người bệnh tiểu đường có tăng đang bị nhức, bác sĩ sẽ phải khám, chụp X – Quang và làm một số xét nghiệm đơn giản cho người chuẩn bị nhổ răng. Tùy theo tình hình sức khỏe và mức chỉ số đường huyết, bạn hoàn toàn có thể nhổ răng một cách an toàn.

Người bị bệnh tiểu đường nhổ răng được không

Người bị bệnh tiểu đường nhổ răng được không

Xem thêm : Tiểu đường vết thương lâu lành, nguyên nhân tại sao ?

3. Người bệnh tiểu đường nhổ răng cần lưu ý gì ?

Để đảm bảo tình trạng sức khỏe sau khi nhổ răng, khi đi khám răng người bệnh tiểu đường cần thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để bác sĩ có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất cho bạn. Nếu bạn đang có chỉ số đường huyết vượt ngưỡng 10 mmol/lít thì bạn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị tích cực để đưa đường huyết về mức an toàn thì mới có thể nhổ răng.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên nhổ răng ở các cơ sở nha khoa uy tín, có giấy phép, có đủ máy móc cũng như kỹ thuật nhổ răng tốt để tránh những biến chứng tiểu đường nguy hiểm và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bị tiểu đường.

Người bị tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước khi nhổ răng

Người bị tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước khi nhổ răng

Xem thêm : HbA1c chỉ số quan trọng người tiểu đường cần phải biết ?

4. Cách chăm sóc răng miệng cho người tiêu đường

Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc vệ sinh răng miệng là việc làm rất quan trọng đối với người tiểu đường, vệ sinh răng miệng không tốt là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những cách giúp người bệnh có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình:

+ Luôn đánh răng thường xuyên và đúng cách : Người bệnh tiểu đường nên đánh răng một ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chảy lông mịn, khi đánh không nên chà xát quá mạnh tránh tổn thương răng và nướu.

Cách chăm sóc răng miệng khi bị tiểu đường

Cách chăm sóc răng miệng khi bị tiểu đường

+ Nên vệ sinh răng miệng sau khi ăn : hàng ngày người bệnh có thể dùng nước súc miệng hoặc dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẻ, tăm nước để loại bỏ mảng bám vi khuẩn ở răng. Nếu bạn sử dụng răng giả thì hãy tháo lắp vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

+ Luôn kiểm soát đường huyết ở mức ổn định : Răng miệng sẽ hoạt động tốt hơn nếu bạn có mức đường huyết luôn ổn định. Vì tấc cả các can thiệp nha khoa như tiểu đường nhổ tăng, tiểu đường bị đau răng, tiểu đường bị viêm nướu…chỉ được thực hiện khi người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn và ổn định.

+ Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên : định kỳ bạn nên kiểm tra về tình trạng răng miệng và  sức khỏe răng miệng. Hãy báo bác sĩ nha khoa biết ngay về bệnh của bạn để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

+ Nếu người bệnh tiểu đường bị khô miệng bạn có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước hoặc là dùng kẹo cao su không đường để tăng sự tiết nước bọt trong miệng.

Hy vọng với những kiến thức được chia sẽ về người bệnh tiểu đường có nhổ răng được không hay nhổ răng khi bị tiểu đường có được không ? đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bạn nên nhớ trước khi có bất kỳ biện pháp can thiệp nào, bạn cần bạn phải đi thăm khám bác sĩ, kiểm tra đường huyết của mình để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Nếu lượng đường trong máu ở mức cho phép thì bạn có thể nhổ răng.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết ngăn ngừa biến chứng

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *