Bị bệnh tiểu đường ăn bún được không? nên ăn bao nhiêu một ngày?

Bún là thực phẩm thông dụng thường dùng để thay thế cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Bún được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể ăn bún, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về chuyển hóa trong đó có tiểu đường. Vậy, tiểu đường có  ăn bún được không ? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Người bệnh tiểu đường ăn bún được không ?

Tiểu đường có nên ăn bún không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Với chỉ số đường huyết bún khá thấp, bún được xếp vào nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng bún được làm từ gạo nhưng bún tươi, bánh cuốn (bánh ướt), gạo cơm tấm là những thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Chính vì vậy, chúng là thực phẩm rất phù hợp nên bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh của người tiểu đường, thừa cân và cả những người khỏe mạnh để tránh sự nhàm chán nếu phải ăn cơm hàng ngày.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh tiểu đường ăn bún một cách vô tội vạ, bởi bún là carbonhydrate tinh chế, nên khi ăn cũng khiến đường huyết sau ăn tăng nhanh, Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong bún gần như không có nên bún không có khả năng làm chậm sự hấp thu glucose tại niêm mạc ruột. Thông thường trong 100g bún sẽ có khoảng 25 – 30g tinh bột, chất đạm 1- 2g, chất xơ 0,5g và các khoáng chất Kali, Natri, Magie…Chính vì hàm lượng tinh bột tương đối cao nên khi người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều bún sẽ làm tăng lượng đường huyết rất nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường ăn bún được không

Người bệnh tiểu đường ăn bún được không

Như vậy, tiểu đường có ăn được bún không ? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi ăn bún người bệnh cần hết sức chú ý những thực phẩm dùng kèm theo bún như  thịt bò, thịt lợn,… bởi những thực phẩm này sẽ làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì vậy, người tiểu đường có ăn bún được không còn phụ thuộc vào những thực phẩm ăn kèm và khẩu phần ăn. Mặc khác, hiện nay quá trình sản xuất bún có sử dụng khá nhiều chất phụ gia có hại cho sức khỏe như : hàn the, chất huỳnh quang, chất tẩy trắng…nếu tiêu thụ lượng lớn các chất này có thể dẫn đến nhiễm độc hệ tiêu hóa, gây nôn mửa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…nên người bệnh tiểu đường nên ăn với lượng vừa phải..

Điều bạn cần biết : Vợ chồng bị tiểu đường có sinh con được không ? có lây không

2. Người bệnh tiểu đường khi ăn bún cần lưu ý điều gì ?

Biết được tiểu đường có nên ăn bún không quan trọng một phần nhưng cách ăn bún lại quan trọng tới mười phần. Cách ăn bún không đúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng, giảm lượng đường huyết trong máu. Dưới đây là những lưu ý dành cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn bún:

– Nên ăn bún kèm với rau xanh : Bún chứa hàm lượng tinh bột cao ít chất xơ do đó khi người bệnh ăn bún có thể làm tăng đường trong máu. Chính vì vậy tiểu đường nên ăn kèm nhiều rau xanh để bổ sung lượng chất xơ ngăn cản quá trình hấp thụ đường vào máu.

– Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bún cùng các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… hoặc nếu ăn chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như thịt gà, cá,..vừa giúp người bệnh đỡ nhàm chán vừa bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Không nên ăn bún kèm các loại nước hầm xương. Vì trong chúng có chứa một hàm lượng không nhỏ cholesterol hoàn toàn không tốt cho các bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi. Không những thế việc ăn theo phương thức này cũng không tốt cho bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân hoặc có vấn đề về tim mạch.

Không nên ăn quá nhiều bún trong một ngày và cũng không nên thường xuyên ăn bún. Tần suất 1-2 lần/tuần là thích hợp cho người bệnh. Vừa giúp bệnh nhân có nhiều lựa chọn ăn uống, vừa đảm bảo cho sức khỏe. 

– Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên trước và sau khi ăn bún để xem lượng đường huyết có tăng nhiều không ? Từ đó ta sẽ xác định được lượng bún tối đa mà cơ thể có thể tiêu thụ. Nếu tăng thì người bệnh nên hạn chế bớt khẩu phần cho lần ăn kế tiếp.

Tiểu đường ăn được bún không

Tiểu đường ăn được bún không ? ăn bao nhiêu bún một ngày

Như đã nhắc ở phần 1, trong bún có rất nhiều chất phụ gia có hại cho sức khỏe ( hàn the, chất làm trắng, chất chống hư hỏng..) không chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường mà cả với người bình thường. Nên cần hết sức chú ý khi sử dụng bún cho thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Mua bún ở các cơ sở sản xuất uy tín, còn tươi, không sử dụng bún sản xuất qua nhiều ngày. 

Điều bạn cần biết : Cách ăn uống khi bị tiểu đường ăn thế nào cho đúng

3. Người bệnh tiểu đường ăn bún hay nên ăn gì thay cơm

Bên cạnh việc người bệnh tiểu đường ăn bún lựa chọn thực phẩm tốt cho người tiểu đường để xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết. Đối với vấn đề Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm? thì nguyên tắc là người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm có thể dùng thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày dài hoạt động.

Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo sau khi xay xát vẫn còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài do đó gạo lứt chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn. Ngoài ra gạo lứt còn chứa nhiều vitamin B1, vitamin B12 rất tốt cho người tiểu đường bị tê phù chân tay hay dùng thuốc tiểu đường Met-for-min hằng ngày

Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm

Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm

Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt bao nhiêu một ngày tốt

Dùng đậu đỗ thay cơm

Người bị tiểu đường muốn kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng thì chớ bỏ qua các loại đậu đỗ bởi chúng là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, Người bệnh tiểu đường có thể pha lẫn đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt… để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.

Yến mạch 

Yến mạch chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan, có thể dùng để chế biến các món ăn như nấu cháo để làm bữa sáng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Lưu ý khi lựa chọn yến mạch, người bệnh nên chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng.

Khoai lang

Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm ngoài việc người tiểu đường ăn bún ? Khoai lang chứa nhiều tinh bột nên nhiều người bệnh thưởng e dè khi ăn thực phẩm này. Tuy nhiên, bạn có biết lượng tinh bột trong khoai lang là tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Thêm vào đó, khoai lang rất giàu chất xơ, protein, vitamin có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa đồng thời giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin. Ngoài ra, loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn bún được không hay tiểu đường ăn được bún không và nên ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức trong ăn uống sinh hoạt hằng ngày, từ đó bạn biết cách chăm sóc bản thân, gia đình, kiểm soát được căn bệnh tiểu đường giúp cuộc sống của bạn tốt hơn.

Xem thêm : Người bệnh tiểu đường ăn yến sào được không ? Cách chế biến

                  Top 10 loại nước uống trị tiểu đường hiệu quả không tốn nhiều chi phí

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *