Bệnh tiểu đường ở người già nguyên nhân cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến thường hay gặp ở người cao tuổi hay người già. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi khi lớn tuổi hệ thống miễn dịch bị xuống cấp khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh phải đối phó nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường như hạ đường huyết , suy thận và bệnh tim hơn so với những người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường. 

1. Tại sao bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở người cao tuổi

Bệnh tiểu đường ( hay còn gọi là đái tháo đường ) là bệnh lý mãn tính, đặc trưng bởi tăng lượng đường trong máu do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách hoặc cả hai.

Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể lấy carbohydrate từ thực phẩm chuyển hóa chúng thành những phân tử đường khác nhau, trong đó có glucose – nguồn năng lượng chính cho tế bào cơ thể hoạt động. Tuy nhiên để tế bào sử dụng glucose, cơ thể cần có sự giúp đỡ của insulin – một hormon được tiết ra bởi tuyến tụy giúp glucose đi vào tế bào.

Tại sao bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở người lớn tuổi

Tại sao bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở người lớn tuổi

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là gì ? Theo các chuyên gia, nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người già là do cơ thể có những thay đổi về chuyển hóa đường ( glucose ), liên quan đến rối loạn tiết insulin và kháng insulin. Ngoài ra lối sống tĩnh, thừa cân béo phì và việc dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh tiểu đường phát triển.

Bệnh tiểu đường thường có 2 loại chính là tiểu đường tuýp 1tiểu đường tuýp 2. Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, vị thành niên thì tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người cao tuổi, người già. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến lối sống không lành mạnh bao gồm: tuổi tác, thừa cân, yếu tố di truyền và sự giảm vận động. Hiện nay tỷ lệ bệnh tiểu đường loại 2 tăng đều đặn theo tuổi và đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.

Xem thêm : Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ nhận biết nhất

2. Đặc điểm bệnh tiểu đường ở người già cao tuổi

Khác với bệnh tiểu đường ở người trẻ, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó nhận biết và quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi ở họ, có nhiều sự thay đổi về tuổi tác, suy giảm chức năng nhận thức đã làm ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy ít nhất một nửa số người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thậm chí không biết họ mắc bệnh.

Đặc điểm bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Đặc điểm bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Đa số các bệnh nhân tiểu đường ở người cao tuổi là tiểu đường tuýp 2 ( chiếm 95% số người mắc bệnh tiểu đường ). Căn bệnh này thường diễn biến âm thầm, triệu chứng không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác.

+ Triệu chứng không điển hình : các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 như khác nước, tiểu nhiều, mệt mỏi…thường dễ nhầm lẫn với quá trình lão hóa thông thường. Điều này khiến người cao tuổi bị bệnh tiểu đường nhưng không biết và không đi khám bệnh cho đến khi biến chứng tiểu đường xuất hiện.

+ Mắc nhiều bệnh lý kèm theo : người cao tuổi thường có sức khỏe kém, dễ mắc bệnh hơn. Mặc khác, các cơ quan chức năng trong cơ thể bị suy giảm làm người cao tuổi dễ mắc kèm các bệnh lý khác như cao huyết áp, rối loạn lipid máu…điều này làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng và làm cho quá trình điều trị tiểu đường càng khó khăn hơn. 

+ Khó chẩn đoán bệnh và tuân thủ điều trị : người cao tuổi thường bị giảm sút trí nhớ, hoặc bệnh trầm cảm, bệnh Alzheimer…do đó gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường và khó tuân thủ chỉ định của bác sĩ về ăn uống, vận động, dùng thuốc…

+ Ăn uống, vận động khó kiểm soát : Việc tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn với người già bị tiểu đường. 

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 uống thuốc gì tốt ?

3. Biến chứng của bệnh tiểu đường ở người già có nguy hiểm không

Bệnh tiểu đường ở người già có nguy hiểm không ? Câu trả lời là có. Tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài ở người già bị tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt, sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng cấp và mạn tính. Các biến chứng tiểu đường có thể làm cho người già bị tàn phế cũng là một mối đe dọa thường xuyên chẳng hạn như biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể gây mù lòa, biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não có thể gây loét chân, nghiêm trọng hơn là phải cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.

Hơn nữa, biến chứng tim mạch cũng là biến chứng có thể đe dọa sự sinh tồn ở người bệnh cao tuổi bị tiểu đường. Tổn thương động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Tổn thương thận cũng là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường suy thận giai đoạn cuối.

Bệnh tiểu đường ở người già có nguy hiểm không

Bệnh tiểu đường ở người già có nguy hiểm không

Nhìn chung, người già bị tiểu đường là nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như hạ đường huyết, suy thận, suy tim hơn so với những người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh tiểu đường ở người già cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết sẽ góp phần làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng đồng thời còn giúp người bệnh sống thọ hơn với bệnh tiểu đường.

Xem thêm : 5 cách điều trị tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả ngay tại nhà

4. Chỉ số tiểu đường ở người già bao nhiêu là ổn định ?

Chỉ số tiểu đường ở người già là bao nhiêu ? Mỗi người cao tuổi sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau nên không có mức lượng đường huyết gọi là ổn định chung. Tùy vào từng đối tường, tình trạng sức khỏe, loại tiểu đường mắc phải, các bệnh lý mắc kèm theo, bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu đường huyết cần đạt được là bao nhiêu ? Thông thường, chỉ số đường huyết người cao tuổi khỏe mạnh không bị tiểu đường là chỉ số lúc đói ( trước khi ăn ) rơi vào khoảng 7 mmol/l và đường huyết sau khi ăn 2 giờ khoảng 10 – 11 mmol/l.

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có chữa khỏi được không ? Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi là gì ?

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi, bạn hãy lên kế hoạch xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp vận động hợp lý. Đặc biệt, người lớn tuổi nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tiểu đường và xét nghiệm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường như huyết áp, mỡ máu…Các phương pháp này sẽ giúp người lớn tuổi có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường.

Chỉ số tiểu đường ở người già bao nhiêu là ổn định

Chỉ số tiểu đường ở người già bao nhiêu là ổn định

Xem thêm : Ăn gì để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

4. Điều trị và cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi

Đối với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, mục tiêu điều trị tiểu đường là đưa lượng đường trong máu về ngưỡng an toàn nhằm cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để làm được điều này, người bệnh cần nghiêm chỉnh thực hiện chế độ ăn uống và vận động, dùng thuốc tiểu đường hoặc tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. Tùy tình trạng sức khỏe và biến chứng hay bệnh lý mắc kèm, bác sĩ sẽ kết hợp các thuốc khác để kiểm soát các tình trạng khác như huyết áp cao, tăng cholesterol. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị tiểu đường, người già mắc tiểu đường cần tuân thủ các nguyên tắc sau :

Theo dõi đường máu thường xuyên 

 Xét nghiệm đo đường máu thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi dễ dàng kiểm soát đường huyết và kịp thời phát hiện tăng đường huyết hay hạ đường huyết quá mức để có hướng xử lý kịp thời tránh nguy hiểm. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 

Tấc cả những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, do đó người cao tuổi mắc tiểu đường nên lựa chọn chệ độ ăn uống thanh đạm, tăng cường rau xanh, chất xơ, hạn chế tinh bột, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, hạ chế bánh kẹo ngọt, trái cây chứa nhiều đường…để giữ đường huyết luôn ổn định.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi

Tập luyện thể thao phù hợp 

Thường xuyên tập thể dục không những giúp người bệnh tiểu đường cao tuổi cải thiện đường huyết mà còn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ. Các hình thức tập thể dục hàng ngày như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền…tùy tình trạng sức khỏe, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi vận động nhé.

Uống thuốc đều đặn

Uống thuốc tiểu đường đúng cách, đúng liều và đều đặn theo chỉ định của bác sĩ là một trong những các giúp điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi hiệu quả. Trong quá trình sử dụng nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc hoặc khó khăn khi uống thuốc nên trao đổi với bác sĩ điều trị. Lưu ý, người bệnh không được tự ý ngưng thuốc điều trị nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngủ đủ giấc

Khó ngủ, ngủ không đủ giấc là vấn đề thường gặp ở người già. Đây cũng là một trong các lý do khiến người lớn tuổi dễ bị trầm cảm, lo âu (stress) và làm tăng đường huyết. Chính vì vậy, để có giấc ngủ ngon, người cao tuổi cần hạn chế những thói quen có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống nước chè vào chiều tối, ăn bữa tối quá no, đi bộ nhẹ nhàng 10 – 15 phút để thư giãn đầu óc, đọc sách báo, xem tivi…

Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức đường huyết, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra kế hoạch về thời gian mà người bệnh nên đi kiểm tra glucose và làm xét nghiệm HbA1C. Khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường có được kiểm soát hay không. Bên cạnh đó, sẽ giúp bạn tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng liên quan bằng cách kiểm tra mắt, tim, thận, thần khinh, bàn chân…theo dõi huyết áp, mỡ máu để điều trị kịp thời tránh tiến triển thành tiểu đường giai đoạn cuối.

5. Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường ở người già cao tuổi

Khi những thay đổi về cơ học khi cơ thể già đi ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân, vì vậy các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường rất dễ xảy ra gây tàn phế, rút ngắn tủi thọ . Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo thực hiện các lời khuyên dưới đây để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở người già

+ Kiểm soát đường huyết, huyết áp thường xuyên bằng máy đo cá nhân tại nhà.

+ Kiểm soát tốt cholesterol : Mỡ máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, do đó, người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để làm các xét nghiệm đánh giá mức cholesterol trong máu.

+ Bỏ hút thuốc lá : Loại bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp các mạch máu hoạt động tốt hơn, giúp tim và phổi của bạn luôn khỏe mạnh.

+ Kiểm tra mắt thường xuyên : nhằm theo dõi và phát hiện sớm các vấn đề về mắt để bảo vệ đôi mắt bạn luôn khỏe mạnh.

+ Kiểm tra chức năng thận : tiểu đường biến chứng suy thận là tình trạng rất phổ biến, do đó, người bệnh nên kiểm tra nước tiểu, sàng lọc chức năng thận thường xuyên nhằm phát hiện và điều trị sớm tránh suy thận giai đoạn cuối. 

+ Chăm sóc cho răng và nướu : vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng các đánh răng, dùng nước súc miệng, dùng chỉ nha khoa…. Thường xuyên kiểm tra răng và nướu của bạn hai lần một năm để tránh các vấn đề nghiêm trọng.

+ Chăm sóc da đúng cách : vệ sinh da sạch sẽ, chăm sóc tốt nếu có vết thương dù là nhỏ nhất cũng phải chăm sóc cẩn thận tránh nhiễm trùng.

+ Kiểm tra bàn chân thường xuyên : người bệnh tiểu đường cao tuổi nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu phát hiện có bất kỳ vết loét, mụn nước, vỡ da, nhiễm trùng hoặc tích tụ vết chai, hãy gặp bác sĩ ngay.

+ Theo dõi, kiểm soát cân nặng, lên kế hoạch giảm cân nếu thừa cân béo phì

Bệnh tiểu đường ở người già là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt đối với người lớn tuổi đây lại là một vấn đề quan trọng hơn. Khi hệ thống miễn dịch của bạn xuống cấp và tình trạng bệnh tiểu đường của bạn trở nên tệ hơn, bạn sẽ phải đối phó nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe đồng thời người bệnh phải gánh chịu những đau đớn, sự phá hủy về sức khỏe, thân xác mà kinh phí chữa bệnh tiểu đường cũng khá lớn và không có hồi kết. Do đó, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người lớn tuổi có thể kết hợp bổ sung thêm các thảo dược như Nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa, trạch tả….các thảo dược này đã được chứng minh là có tác dụng rất tích cực trong việc hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường.

Cách ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở người già

Cách ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở người già

Tpcn Diagold là sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược kể trên có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Sản phẩm dành cho người bị tiểu đường, người tiểu đường có chỉ số đường huyết cao, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hy vọng với những chia sẽ về bệnh tiểu đường ở người già hay bệnh tiểu đường ở người cao tuổi đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi. Tiểu đường tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc và điều chỉnh lối sống thích hợp. Người cao tuổi đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy tập thư giãn tinh thần, để bệnh tiểu đường tiên triển tốt hơn. 

Xem thêm : 

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *