Bệnh tiểu đường là gì ? nguyên nhân cách điều trị tiểu đường hiệu quả

Mục lục

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Ngày nay, có rất nhiều giải pháp để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, để có thể đạt kết quả điều trị bệnh tối ưu bạn cần phải hiểu thật rõ về bệnh tiểu đường là gì ? nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biến chứng sinh ra bởi nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiễu rõ về vấn đề này.

1. Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormon có tên gọi là insulin, có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc, khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường là gì nguyên nhân cách điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì ? nguyên nhân cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả /

2. Bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? Cách phân loại ?

Sau khi hiểu được bệnh tiểu đường là gì , ắc hẳn bạn sẽ thắc mắc là bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? tuýp nào nguy hiểm đúng không ? Để kiểm soát bệnh đái tháo đường, trước tiên cần xác định rõ loại tiểu đường bạn đang mắc phải để có hướng chăm sóc thích hợp và giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh tiểu đường có thể chia làm 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ 

Tiểu đường tuýp 1 

Tiểu đường tuýp 1, hay đái tháo đường tuýp 1, xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin và cơ thể bị thiếu insulin. Đối tượng bị đái tháo đường túyp 1 thường là trẻ em và người trẻ tuổi. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày.

Tiểu đường tuýp 2

Không giống như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường ( đái tháo đường ) túyp 2 xảy ra khi cơ thể bạn vẫn sản xuất được insulin, nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ 

Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tấc cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh.

Tiền đái tháo đường

Bình thường lượng glucose ( đường ) trong máu khi đói ( nhịn ăn ít nhất 8h ) là từ 70-100mg/dL. Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126mg/dL. Bạn bị tiền tiểu đường khi lượng glucose trong máu khi đói là từ 100 – 125 mg/dL, nghĩa là lượng glucose trong máu cao hơn bình thường.

Một số đối tượng có nguy cơ bị tiền đái tháo đường như : 

+ Lối sống ít hoạt động

+ Chỉ số BMI > 25 kg/m2

+ Đối tượng bị huyết áp cao

+ Mỡ trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường

+ Có người thân mắc bệnh đái tháo đường

+ Bị bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai hoặc bạn sinh ra bé nặng hơn 4 kg

Tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng rõ ràng và tiến triển nhanh hơn. Còn tiểu đường type 2 thường tiến triển chậm hơn, và các triệu chứng thường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác. Bạn có thể xem thêm về các nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu của tiểu đường tại đây để lên kế hoạch theo dõi và chăm sóc hiệu quả nhất nhé !

 tiểu đường có mấy tuýp, cách phân loại tiểu đường

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? cách phân loại tiểu đường ?

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 3 là gì nguyên nhân cách điều trị

3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì ?

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Insulin là hormone sản sinh bởi tuyến tụy, đóng vai trò giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng. Ở người bị tiểu đường, quá trình này bị cản trở bởi nhiều vấn đề khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể dẫn đến tình trạng này. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu dẫn đến tăng đường huyết.

Cũng giống như bệnh tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm :

+ Tiền sử gia đình : Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2

+ Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin

+ Lười vận động : Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao.

+ Tuổi tác : Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. 

+ Huyết áp cao : Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

+ Cholesterol và triglyceride bất thường : Nếu bạn có ít lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) hoặc cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên

+ Tiểu đường thai kỳ : Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường khi có thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

+ Hội chứng buồng trứng đa nang : Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, nhau thai của bạn tạo ra các hooc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, bao gồm:

+ Thừa cân, béo phì khi đang mang thai

+ Có lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để mắc bệnh đái tháo đường (đây được gọi là tiền đái tháo đường)

+ Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường

+ Thai phụ mắc huyết áp cao

+ Đã từng sinh em bé có trọng lượng trên 4kg

Xem thêm : Vợ chồng bị tiểu đường có sinh con được không ?

4. Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường là gì ? Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào ? Dưới đây là một số triệu chứng của tiểu đường :

Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Tại sao lại như vậy ? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Sụt cân bất thường

Người bệnh bị sút cân nhanh chóng không rõ nguyên do dù chế độ ăn uống vẫn đầy đủ. Trong vòng từ 1 – 2 tuần, người bệnh có thể giảm từ 5 – 10kg liên tục. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu được đường trong máu. Để lấy năng lượng, cơ thể người bệnh sẽ phá hủy các protein trong cơ bắp hoặc đốt mỡ từ các mô trong cơ thể, dẫn đến việc giảm cân đột ngột.

Triệu chứng dấu hiệu tiểu đường

Triệu chứng dấu hiệu bệnh đái tháo đường

Đói và mệt mỏi

Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Thị lực yếu đi

Người bệnh tiểu đường thường bị mờ mắt, hình ảnh nhìn thấy bị bóp méo, nhìn thấy hạt nổi trôi lơ lửng trong tầm nhìn (triệu chứng “ruồi bay” trước mắt). Tình trạng này có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện sớm, tiến hành điều trị để làm giảm nồng độ đường trong máu.

Vết thương lâu lành

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương, thậm chí là nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử là rất lớn, đặc biệt là vết thương ở bàn chân. 

Trên đây là 6 triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi. Nếu có các dấu hiệu tiểu đường này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết uy tín.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có chữa khỏi được không ?

5. Xét nghiệm tiểu đường : Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm ?

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường được xác định khi người bệnh có một trong ba tiêu chuẩn xét nghiệm cơ bản nhất thường được thực hiện trên lâm sàng khi muốn chẩn đoán bệnh đái tháo đường :

+ Xét nghiệm đường huyết lúc đói (Fasting glucose plasma): Glucose máu lúc đói là lượng glucose được định lượng sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Giá trị bình thường của xét nghiệm này là < 100 mg/dL. Người bị bệnh đái tháo đường có nồng độ glucose máu đói >= 126 mg/dL. Những người có kết quả rơi vào khoảng từ 100 mg/dL đến 125 mg/dL được kết luận mắc chứng tiền đái tháo đường hay rối loạn dung nạp đường huyết.

+ Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống :  Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, đo nồng độ glucose máu ở thời điểm 2 giờ. Khi trị số này trên 200 mg/dL, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường;

+ Xét nghiệm định lượng HbA1C : HbA1C là thông số phản ánh nồng độ đường máu trung bình trong khoảng 3 tháng gần đây. Giá trị HbA1C ở người bình thường là < 5,7%. Khi HbA1C > 6,4%, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm ?

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, giới hạn chỉ số đường huyết dưới đây được đặt là ngưỡng an toàn :
• Mức đường huyết lúc đói: 90 – 130mg/dL ( 5,0mmol/L – 7,2mmol/L )
• Mức đường huyết sau ăn dưới 2 tiếng: dưới 180mg/dL ( 10mmol/L)
• Mức đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dL – 150mg/dL ( 6,0mmol/L-8,3mmol/L )

+ Chỉ số tiểu đường thấp hơn quy định ( hạ đường huyết ) :

Khi đói, lượng đường huyết dưới 70 mg/dl ( 3,9 mmol/l ). Khi no cũng ở mức thấp dưới 130 mg/dl ( 7,2mmol/l ). Lúc này, bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải chứng hạ đường huyết. Đường huyết hạ quá mức, xuống thấp dưới 60mg/dL dễ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu hạ đường huyết như sau: cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi, đói và mắt có thể mờ đi…

+ Chỉ số tiểu đường cao hơn quy định ( tăng đường huyết ) :

Chỉ số tiểu đường được xem là ở mức cao trước khi ăn chỉ số là trên 130 mg/dl ( 7,2mmol/l ) và sau khi ăn từ 181mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên. Đường huyết tăng cao gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não…. Ngoài ra, đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…Tùy theo mức độ nghiêm trọng bạn có thể nhận biết một số triệu chứng tăng đường huyết như: khát, tiểu tiện, nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, và nôn mửa, hay giảm tập trung…

Xem thêm : Đường huyết tăng cao sau ăn phải làm gì để giảm

6. Bệnh tiểu đường là gì ? bệnh tiểu đường có lây không ?

Bệnh tiểu đường có lây qua đường tiếp xúc không ?

Bệnh tiểu đường là bệnh không có khả năng lây lan từ người này qua người khác qua đường tiếp xúc bởi vì bệnh không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra.

Những người sống trong một gia đình có thể cùng mắc phải căn bệnh này khiến cho nhiều người nghĩ rằng tiểu đường có thể lây lan qua đường ăn uống hay hô hấp. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nguyên nhân được giải thích là do sống cùng gia đình sẽ có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau và mức độ tiển triển của tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những thói quen này. 

Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không ?

Không giống như các bệnh HIV/AIDS, viêm gan…bệnh tiểu đường không lây truyền qua đường máu bởi vì tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Bạn hoàn toàn có thể nhận máu từ một bệnh nhân tiểu đường mà không phải lo lắng mình sẽ bị nhiễm bệnh theo.

Bệnh tiểu đường quan hệ tình dục có lây không ?

Bệnh đái tháo đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, không phải do nhiễm khuẩn hay do virus nên không lây khi quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục vì nó làm suy giảm sinh lý. Đối với nam giới có thể gặp tình trạng rối loạn cương dương, giảm cảm giác thỏa mãn. Đối với nữ giới, mắc bệnh đái tháo đường gây khô âm đạo hoặc dễ viêm nhiễm cơ quan sinh dục.  

Bệnh tiểu đường có lây không ? Có thể khẳng định rằng tiểu đường là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên tiểu đường có yếu tố di truyền. Đặc biệt đối với những bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị tiểu đường và tiền tiểu đường cao gấp nhiều lần những đứa trẻ khác.

Xem thêm : Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc có hết bệnh tiểu đường không ?

7. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Bệnh tiểu đường là gì ? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? Tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, tai biến mạch máu não, liệt dương, cắt cụt chân…  Tình trạng bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như :

+ Biến chứng mắt : suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

+ Biến chứng tim mạch : xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch, cao huyết áp,…

+ Biến chứng thần kinh: Tê bì chân tay, đau, nóng chân,…

+ Biến chứng thận : Suy thận

+ Biến chứng nhiễm trùng : Làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng gây lở loét trên nhiều vùng cơ thể.

+ Biến chứng cấp tính khác : Hạ đường huyết, hôn mê,…

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ?

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.

Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm:

+ Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ.

+ Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết trong trẻ sẽ bình thường.

+ Bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên.

+ Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:

+ Tiền sản giật.

+ Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo

Xem thêm : Yếu sinh lý khi bị tiểu đường nguyên nhân cách khắc phục hiệu quả

8. Bệnh tiểu đường nên ăn gì ? kiêng gì ?

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh đái tháo đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì ? kiêng gì ?  là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì ?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm :

Nhóm đường bột : Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh đái tháo đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá : Các loại cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch người bệnh tiểu đường. Ngoài ra các loại thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ…cũng là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn  Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, luộc, súp… không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

Nhóm chất béo : Chất béo có trong các loại thực vật như bơ, dầu oliu, trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí… rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng sẽ làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nên sử dụng chúng thay thế cho nguồn chất béo động vật.

Nhóm rau : Rau xanh là loại thực phẩm đầu tiên cần được bổ sung vào danh sách bệnh tiểu đường nên ăn gì. Cần lưu ý là thay vì sử dụng các loại sốt hay gia vị có chất béo để chế biến rau thì hãy chọn cách ăn sống hay hấp, luộc, rau trộn để có thể mang lại hiệu quả giảm đường huyết tối ưu. Đối với người tiểu đường mắc bệnh thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ rau xanh trong khẩu phần ăn.

Hoa quả : Người bệnh đái tháo đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Bệnh tiểu đường nên kiêng gì ? 

Bên cạnh thực đơn bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng cần ghi nhớ là những món ăn cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa. Cụ thể :

+ Kiêng thực phẩm nhiều đường như : bánh kẹo ngọt, nước ngọt,  mứt, sirô…

+ Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng

+ Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, cholesterol : thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, đồ chiên, rán, thức ăn nhanh

+ Tránh sử dụng trái cây sấy, mứt hoa quả…

+ Hạn chế sử dụng chất kích thích : hút thuốc lá, rượu bia…

Xem thêm : Bị tiểu đường ăn chay có tốt cho sức khỏe không ?

9. Bệnh tiểu đường là gì ? bệnh tiểu đường có chữa được không ?

Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người. Nếu chẳng may mắc bệnh tiểu đường thì chắc hẳn bạn sẽ có nhiều băn khoăn và lo lắng. Liệu bệnh này nên điều trị như thế nào ? Bệnh tiểu đường có chữa được không ? 

Thực tế, tiểu đường là căn bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì sao ? Bởi lẽ, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường vô cùng phức tạp. Lượng đường huyết trong cơ thể con người thay đổi rất nhiều tùy vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Tuy rất khó khăn trong quá điều trị tiểu đường nhưng chúng ta có thể giảm ảnh hưởng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Với câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không thì câu trả lời hiện tại là chưa thể chữa khỏi dứt điểm bệnh. Trên thế giới tính đến thời điểm này chưa có loại thuốc đặc trị nào chữa khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh nên kiên trì điều trị để ổn định lượng đường cũng như bảo vệ chức năng tuyến tụy một cách dài lâu.

10. Bệnh tiểu đường sống được bao lâu ?

Tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu ?

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường.  

Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị cùng sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu gần đây cho biết, nam giới mắc đái tháo đường tuýp 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 tuổi và nữ giới bị giảm 13 tuổi.

Tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu ?

So với tuýp 1, người bệnh đái tháo đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Tuy nhiên con số tuổi thọ sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khi đã có biến chứng vẫn kéo dài nếu được điều trị tốt.

Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.

Xem thêm : Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tuýp 1

11. Bệnh tiểu đường là gì ? Cách điều trị bệnh tiểu đường

Tuy không điều trị dứt điểm được bệnh nhưng nhưng tin vui là chúng ta vẫn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của nó bằng cách bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Vậy nên điều trị bệnh tiểu đường bằng cách nào ?

11.1. Chữa bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Người bệnh tiểu đường cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng đường đạm béo, vitamin, khoáng chất với số lượng hợp lý. Cụ thể người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc sau :

+ Sử dụng đa dạng thực phẩm để đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng

+ Số lượng thực phẩm vừa đủ với yêu cầu

+ Nên chia thành 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ ( nếu cần )

+ Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.

+ Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no cũng không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.

+ Hạn chế sử dụng những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên nướng.

+ Nên sử dụng thực hẩm có chỉ số đường huyết ( chỉ số GI ) thấp, hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

11.2. Chữa bệnh tiểu đường bằng chế độ luyện tập

Theo Liên đoàn lao động thế giới người bệnh tiểu đường nên tập luyện thể dục thể thao 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3 – 5 ngày, mỗi tuần 150 phút. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

+ Đối với người tiểu đường đã xuất hiện biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân

+ Đối với người tiểu đường đã xuất hiện biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao

+ Đối với người tiểu đường đã xuất hiện biến chứng như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.

11.3. Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 do đó tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự tiêm insulin ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, thường 2–3 lần mỗi ngày.

Có bốn loại insulin được sử dụng phổ biến nhất, gồm :

+ Insulin tác dụng ngắn

+ Insulin tác dụng nhanh

+ Insulin tác dụng trung gian

+ Insulin tác dụng dài

Ví dụ về insulin tác dụng ngắn bao gồm Humulin R và Novolin R. Ví dụ về insulin tác dụng nhanh là insulin glulisine (Apidra), insulin lispro (Humalog) và insulin aspart (Novolog). Insulin tác dụng dài bao gồm insulin glargine (Lantus, Toujeo Solostar), insulin detemir (Levemir) và insulin degludec (Tresiba). Insulin tác dụng trung gian bao gồm NPH insulin (Novolin N, Humulin N).

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp một số người quản lý bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nếu thay đổi lối sống không đủ để giảm lượng đường trong máu, bạn sẽ cần phải uống thuốc.

Một số thuốc tiểu đường có thể giúp giảm mức đường huyết như :

+ Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea) : Gliclazid (Dia-mi-cron 80 mg; Dia-mi-cron MR30 mg; Dia-mi-cron MR 60 mg… )

+ Nhóm thuốc tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin : Met-for-min, Thiazolidinedione, Biguanide – Thuốc duy nhất còn sử dụng là Met-for-min (Glucophage, Metforan…).

+ Nhóm thuốc Thiazolidinediones (Pioglitazone) : Pioglitazone 15 mmg, 30 mg.

+ Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose 

+ Nhóm Glinides (Nateglinid, Repaglinid) 

+ Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin : các thuốc đồng phân GLP-1

+ Nhóm thuốc ức chế DPP 4 : Gliptin

Cách trị bệnh tiểu đường thai kỳ ?

Khi bạn được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ, bạn cần phải theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày khi mang thai. Nếu đường huyết tăng cao, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm mức đường huyết.

11.4. Điều trị tiểu đường bằng thảo dược

Theo đó, cách phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân tiểu đường có thể kết hợp sử dụng một số cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường có tác dụng ổn định đường huyết và bảo vệ chức năng tuyến tụy cũng như tăng cường chức năng gan thận rất tốt, điển hình như :

Dây thìa canh

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, là một loại cây dây leo, thân gỗ, có hoạt chất chính là gymnemic acid, đã được xác định là có tác dụng tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu. Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết của dây thìa canh.

Nấm linh chi

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong Nấm linh chi có chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin ( là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường ) làm giảm đường huyết trong máu.

Nấm Linh Chi có tác dụng ngăn chặn các tổn hại do alloxan gây ra đối với các tế bào tuyến tụy, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng, linh chi có tác dụng ngăn chặn và trì hoãn sự tiến triển của suy thận và các biến chứng, giúp giảm huyết thanh creatinin và nồng độ nito urea trong máu.

Hoài sơn

Hoài sơn được gọi thân mật với tên gọi dân gian là khoai mài, củ mài. Một điều rất thú vị là hoài sơn hay củ mài được ghi danh đầu bảng trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt nhưng không lạnh bụng, hoài sơn được sử dụng như một loại thuốc chính trong nhiều bài thuốc bổ và điều trị bệnh trong y học cổ truyền dặc biệt là làm giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu của TS.DS. Trần Hữu Dũng tại trường Đại học Y dược Huế (Việt Nam) cũng nhận định rằng: Hoài sơn khi được nấu chín có tác dụng làm chậm hấp thu đường và giúp giảm đường huyết sau ăn nhờ khả năng kháng lại enzyme amylase (  có nhiệm vụ thủy phân tinh bột thành đường ). Đồng thời, còn giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh ngoại biên hiệu quả, nhờ tăng cường yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF ( sự suy giảm NGF thúc đẩy tăng nhanh biến chứng ở người bệnh ).

Sinh địa

Sinh địa có tác dụng hạ đường máu rất tốt. Trong sinh địa có các hoạt chất hạ đường máu như glycosic iridoid A, B, C D. Sinh địa cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thủy tinh thể ở mắt và giảm triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bị tiểu đường. Sinh địa được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa trị bệnh tiểu đường.

Xem thêm : Bị tiểu đường uống thuốc suốt đời phải không ?

12. Cách phòng bệnh tiểu đường

Bạn đã biết bệnh tiểu đường là gì, mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường thì bạn hãy lên kế hoạch phòng ngừa ngay từ hôm nay. Đái tháo đường tuýp 1 là bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tấc công bất thường các tế bào tuyến tụy dẫn đến cơ thể thiếu insulin tuyệt đối. Chính vì vậy mà gần như bệnh không có cách nào phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả được. Tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhờ lối sống lành mạnh, vận động hợp lý. 

Giảm cân tránh thừa cân béo phì 

Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn những người phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 đều thừa cân hoặc béo phì. Do đó, việc giảm được 5 – 7 % trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc đái tháo đường. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn bị béo phì thì nếu bạn giảm 1kg thì nguy cơ mắc tiểu đường của bạn sẽ giảm 16%. Nếu có thể giảm trọng lượng cơ thể tới mức hợp lý, bạn có thể giảm tối đa 96% nguy cơ mắc tiểu đường.  

Vận động thể thao nhiều hơn

Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa không chỉ bệnh tiểu đường mà còn các loại bệnh khác. Khi tập thể dục, cần ít lượng insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu do vận động làm tăng độ nhạy insulin của các tế bào.Do đó, tốt nhất bạn nên chọn hoạt động thể chất mà bạn thích, có thể tham gia thường xuyên và quyết tâm gắn bó lâu dài.

Duy trì chế độ ăn uống phù hợp

Chọn thực phẩm ít tinh bột, ít chất béo và calo. Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả trái cây. Uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc, tránh thức khuya hạn chế căng thẳng, bỏ thuốc lá các chất kích thích tạo cuộc sống lành mạnh giúp phòng ngừa tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng rất khó phát hiện,chính vì vậy bạn hãy chủ động phòng ngừa tiểu đường ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn. Hy vọng với những kiến thức ” bệnh tiểu đường là gì ? nguyên nhân, cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả ” được chia sẽ ở trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Mong rằng, bạn hãy có cái nhìn đúng đắn về bệnh cũng như biết cách áp dụng những phương pháp điều trị tiểu đường tốt nhất để bạn có thể thoát khỏi bệnh tiểu đường. Chúc bạn nhiều sức khỏe, may mắn và bình an !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *