Bệnh tiểu đường có xăm được không ? cần lưu ý gì ?

Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm bắt buộc người bệnh phải tuân thủ kế hoạch điều trị và chăm sóc bản thân suốt đời để tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, vết thương lâu lành. Xăm là một hình thức ghi dấu bằng mực, từ đó làm thay đổi sắc tố da. Vậy người bệnh tiểu đường có xăm môi, chân mày được không ? Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Bị bệnh tiểu đường có xăm môi, xăm chân mày được không ?

Trong những năm gần đây, vì nhu cầu thẩm mỹ, tạo ấn tượng hoặc những mục đích khác khiến xăm môi, xăm chân mày đã trở thành một hiện tượng ngày càng phổ biến hơn ở giới trẻ kể cả người già và người bệnh tiểu đường cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Vậy người bị bệnh tiểu đường có xăm môi, xăm chân mày được không ? Như bạn đã biết, người bệnh tiểu đường kể cả tuýp 1tuýp 2 nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể làm vết thương lâu lành và tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng. Ngược lại, nếu chỉ số đường huyết của bạn luôn duy trì được ở mức ổn định và chưa xảy ra bất kỳ biến chứng nào, người bệnh hoàn toàn có thể đi xăm môi, xăm lông mày hoặc điêu khắc thẩm mỹ.

Chính vì vậy, trước khi người bệnh tiểu đường đi xăm hay thực hiện bất kỳ các hình thức xâm nào trên cơ thể thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác định chỉ số đường huyết của mình.

Bệnh tiểu đường có xăm được không

Bệnh tiểu đường có xăm được không

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối với những đối tượng bị tiểu đường và điều trị theo thuốc thì giá trị an toàn của chỉ số đường huyết là:

  • Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/l )
  • Đường huyết lúc đói : 80 – 130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/l )
  • Chỉ số đường huyết sau bữa ăn < 180 mg/dL ( 10 mmol/l )
  • Giá trị HbA1C < 7 %

Trường hợp chỉ số đường huyết và HbA1c của bạn cao bất thường thì không nên thực hiện các thủ thuật này. Bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trong quá trình phun xăm.

2. Người bệnh tiểu đường đi xăm cần lưu ý gì ?

Bị bệnh tiểu đường có xăm được không ? Khi bị tiểu đường điều này không đồng nghĩa với việc bạn không thể xăm nhưng trước khi xăm bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức và kiểm soát được mức đường huyết của mình. Dưới đây là một số lưu ý khi xăm : 

Chuẩn bị tình thần và sức khỏe

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong quá trình xăm như tăng đường huyết hay hạ đường huyết. Vì nếu bạn thực hiện các hình xăm lớn và phức tạp thì quá trình xăm có thể kéo dài đau và đem tới những stress không theo ý muốn. Do đó, bạn cần có tinh thần và sức khỏe thật ổn định trước khi xăm.

tiểu đường xăm môi được không

Người bệnh tiểu đường cần có tinh thần và sức khỏe thật ổn định trước khi xăm

Vị trí xăm

Ở người bệnh tiểu đường, lưu lượng máu trong thành mạch sẽ lưu thông kém hơn so với người bình thường, đặc biệt ở các vị trí như bàn chân, cánh tay, mông, bụng, đùi…Máu lưu thông kém và tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lở loét. Vì vậy, nếu người bệnh xăm ở những vị trí này, vết thương có thể rất chậm lành đồng thời tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.  

Lưu ý chất lượng và tay nghề của người xăm

Trước khi người bệnh tiểu đường xăm môi, xăm chân mày…người bệnh nên lựa chọn các cơ sở có uy tín, chất lượng, có giấy phép, chứng nhận tay nghề, dụng cụ xăm phải đảm bảo vệ sinh…. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý với với kỹ thuật viên là mình bị bệnh tiểu đường, để họ có những chú ý và cẩn thận, hạn chế tối đa thương tích trên da.

3. Nguy cơ gặp phải khi người bệnh tiểu đường phun xăm

Đối với người bình thường cũng như người bệnh tiểu đường, việc xăm mắt, môi, chân mày đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe bao gồm :

Dị ứng 

Người bệnh tiểu đường có thể bị dị ứng với một loại màu xăm nào đó, thường là màu đỏ nhưng cũng có thể là bất cứ màu xăm nào với những cơ thể khác nhau. Biểu hiện của dị ứng mực xăm như : đỏ, sưng, ngứa, xuất hiện nốt gồ lên trên bề mặt da, có thể thành từng mảng, da bị rộp nước, có rỉ dịch, đóng mài…

Người bệnh tiểu đường xăm cần lưu ý gì

Dị ứng mực xăm là tình trạng thường gặp khi tiến hành xăm, thêu

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng da gây ra một số biểu hiện như sưng, đỏ, đau, rộp nước, mưng mủ, loét da, cơ thể có dấu hiệu sốt, ớn lạnh, run rẩy… Những dấu hiệu này thường biểu hiện ngay sau xăm hoặc vài ngày, vài tháng và thậm chí là vài năm.

Vết thương chậm lành nếu mức đường huyết cao 

Đường huyết cao sẽ làm suy giảm chức năng của bạch cầu, dẫn đến mất khả năng chống lại vi khuẩn. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát, cũng gây ra sự lưu thông máu không tốt. Điều này sẽ khiến cơ thể khó vận chuyển chất dinh dưỡng cho vết thương, khiến các vết thương chậm lành hoặc có thể hoàn toàn không lành.

Sẹo xấu 

Trong quá trình hồi phục của các vết thương ngoài da do xăm, nếu người bệnh tiểu đường không chăm sóc đúng cách các tế bào xơ sẽ phát triển mạnh và gây ra tình trạng sẹo lồi trên cơ thể. Vết sẹo lồi có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào kích thước vết thương, tuy nhiên chúng đều được xem là khuyết điểm và gây những ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của cơ thể.

Bệnh lây nhiễm qua đường máu

Nếu mực hay dụng cụ không được khử trùng người bệnh tiểu đường đi xăm có thể mắc các bệnh lây qua đường máu bao gồm cả nhiễm HIV, viêm gan B  (HVB), viêm gan C (HVC), nhiễm tụ cầu, nhiễm lao và sốt xuất huyết do virus.

Các nguy cơ sức khỏe khi phun xăm

Dụng cụ phun xăm cần được khử trùng để phòng ngừa lây các bệnh nguy hiểm

Trên đây là những chia sẻ về người bệnh tiểu đường có xăm được không ? Bị bệnh tiểu đường vẫn có thể xăm môi được tuy nhiên cần đảm bảm chỉ số đường huyết nằm ở mức ổn định. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường. Chúc bạn luôn khỏe mạnh !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *