Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ?

Bệnh tiểu đường được mệnh danh là “ kẻ giết người thầm lặng ” do bệnh tiến triển âm thầm trong cơ thể một thời gian dài đến khi phát hiện ra thì dường như đã muộn. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? bệnh có gây biến chứng không ? biến chứng tiểu đường gồm những loại nào ? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi này !

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ?

Để có câu trả lời cho câu hỏi ” bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? ” thì trước hết chúng ta cần phải hiểu được bản chất của căn bệnh này. 

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây nhiễm, được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, kèm theo các rối loạn chuyển hóa các chất đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Các yếu tố này là hậu quả của sự thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ các biến chứng.

Khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày một cách hiệu quả để tạo năng lượng. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể, để sử dụng nguồn năng lượng này, glucose ( đường ) trong máu phải được đưa đến các tế bào. Để làm được điều này, cơ thể cần một nội tiết tố là insulin, insulin cần thiết cho việc chuyên chở đường cũng như điều hòa lượng đường trong máu. Khi cơ thể thiếu insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, sinh  Do đó, gây ra hiện tượng đường ( Glucose ) tích tụ trong máu. 

Sự nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2 không chỉ dừng lại ở việc gia tăng lượng đường trong máu mà đến từ những biến chứng mà nó gây ra. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây tổn thương hàng loạt các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh, da…. 

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không

Xem thêm : Thuốc tiểu đường met-for-min và những lưu ý khi sử dụng

2. Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ?

Theo số liệu thống kê cho thấy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất ít nguy cơ tử vong do tăng đường huyết mà chủ yếu tử vong vì biến chứng của bệnh, trong đó 65% là các biến chứng trên tim mạch. Biến chứng của bệnh cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế như đoạn chi, suy thận, mù lòa…

Dưới đây là một số biến chứng tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm nhất :

2.1. Hôn mê đái tháo đường

Thế nào là hôn mê đái tháo đường ? Là biến chứng chuyển hóa cấp tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường gồm hôn mê nhiễm ceton và tăng áp lực thẩm thấu. Đây là hai biến chứng rất nặng vì tình trạng tăng đường huyết cao không kiểm soát được.

+ Nhiễm toan ceton do tiểu đường là tình trạng thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Các triệu chứng nhận biết là hơi thở có mùi hoa quả lên men, nôn, hơi thở mệt nhọc, mất phương hướng…

+ Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường là tình trạng thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, với nồng độ đường huyết lên đến 40mmol/l ( 720mg/dl ). Tình trạng này làm cho lượng nước thiếu hụt trầm trọng. từ đó làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu. Các triệu chứng nhận biết bao gồm : gầy nhiều, đái nhiều, sụt cân, nặng hơn là lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật, dẫn đến hôn mê..

Hai biến chứng nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực và kịp thời.

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

2.2. Biến chứng thận

Đường trong máu tăng cao gây tổn thương đến các vi mạch máu trong thận, từ đó gây suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường tuýp 2 và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận, phải chạy thận nhân tạo hơn những người không mắc tiểu đường.

2.3. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. Trong số bệnh nhận mắc bệnh thì có 80% người bệnh tiểu đường chết do biến chứng tim mạch. Khi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài có thể gây ra các bệnh lý xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bên cạnh đó các yếu tố khác như huyết áp cao, cholesterol cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch tiểu đường.

Biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường tuýp 2

Xem thêm : Biến chứng hạ đường huyết mối nguy hiểm người tiểu đường không thể làm ngơ

2.4. Biến chứng mắt tiểu đường

Bệnh võng mạc là nguyên nhân gây mù hàng đầu. Tăng đường huyết và tăng huyết áp trong một thời gian dài có thể làm vỡ các mạch máu li ti trên võng mạc, bạn có thể nhìn thấy những chấm nổi trước mắt hoặc mất hẳn thị giác ( bóng đen hoàn toàn ). Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…cũng có thể xảy ra. . Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.

2.5. Biến chứng thần kinh và tứ chi

Tăng đường huyết và tăng huyết áp ở người bệnh đường sẽ gây rối loạn, tổn thương các quá trình chuyển hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong đó, tác động lên hệ thần kinh thường gặp nhất là bệnh lý thần kinh ngoại biên với biểu hiện tê, dị cảm (bỏng rát, cảm giác kiến bò…), đau, ngứa và mất cảm giác ở bàn chân. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chân cao hơn những người không bị tiểu đường từ 10 – 15 lần. 

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

2.6. Biến chứng nhiễm trùng 

Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Các bệnh nhiễm trùng thường gặp trên người đái tháo đường là : lao phổi, nấm canidas, các vấn đề về răng miệng….

Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là hậu quả của tình trạng tăng đường huyết kéo dài. Càng nhiều biến chứng xuất hiện, bệnh càng nặng và càng khó điều trị. Kiểm soát tốt đường máu sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của các biến chứng này. 

Xem thêm : Tại sao người bệnh tiểu đường vết thương lâu lành

3. Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? Câu trả lời là cực kỳ nguy hiểm. Theo các chuyên gia đái tháo đường, bí quyết để trì hoãn và giảm thiểu ảnh hưởng của biến chứng bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng là nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị tiểu đường của bác sĩ. Song song đó, người bệnh cũng nên kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

3.1. Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều người cho rằng đường huyết về bình thường có nghĩa là bệnh đã khỏi nên tự ý ngưng thuốc điều trị. Tuy nhiên điều này chỉ cho biết bệnh của bạn đang ổn định chứ không có nghĩa bạn đã khỏi bệnh. Vì vậy, bạn vẫn nên tiếp tục duy trì dùng thuốc và chỉ giảm liều sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

3.2. Kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh

Mục tiêu xây dựng một kế hoạch ăn uống, kết hợp luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý là không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn : Người tiểu đường không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm nào, chỉ cần ăn giảm các thực phẩm giàu đường bột và kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc đĩa ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Nguyên tắc dĩa thức ăn như sau : Tưởng tượng 1 đường chia đôi đĩa: 1/2 đĩa bạn dùng để chứa rau củ, 1/2 đĩa còn lại, bạn lại chia làm đôi: 1/4 đĩa sẽ chứa thực phẩm có thành phần là tinh bột, như: cơm, bún, bánh mì, mì…, 1/4 đĩa còn lại sẽ chứa thực phẩm có thành phần là đạm, như thịt, cá, trứng, hải sản…Khi ăn bạn nên ăn rau trước rồi đến cơm + cá, thịt sau vì lượng chất xơ trong rau sẽ giúp hạn chế hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Tập thể dục : Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp giảm kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Luyện tập thể dục thường xuyên ( 30 phút/ ngày, 5 ngày/tuần ) kết hợp giảm 5 – 10% trọng lượng ( nếu thừa cân, béo phì ) cơ thể sẽ giảm đến 58% nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Ngủ đủ giấc và thư giãn : Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống người bệnh. Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường hay căng thẳng hay thiếu ngủ, stress. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone gây tăng đường huyết. Vì vậy, giữ cho tinh thần luôn thư thái và nên cố gắng ngủ 6 – 9 tiếng mỗi ngày.

Ngoài những biện pháp giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2 trên đây thì còn một phương pháp vô cùng hữu hiệu mà thực hiện đơn giản cho người bệnh – đó là dùng thực phẩm có thành phần thảo dược giúp ổn định đường huyết trong máu, điển hình như Nấm linh, dây thìa canh, Hoài sơn, Sinh địa, Trạch tả…. Đây đều là các thành phần có tác dụng hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết và HbA1c hiệu quả, từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một trong những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất, được người bệnh đánh giá hiện nay đó là viên uống thảo dược Diagold. Với các thành phần thảo dược kể trên, sản phẩm này giúp hạ và ổn định đường huyết nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa và khôi phục các biến chứng về tiểu đường và an toàn, không gây tác dụng phụ đối với người bệnh.

Như vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không hay bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không ? Tuy không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng nhanh chóng với mức độ ” phủ sóng ” cao, không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Qua bài viết này hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như thu nhận cho mình những kiến thức bổ ích để phòng ngừa bệnh.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *