Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng với mức độ ” phủ sóng ” cao, không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy câu trả lời là như thế nào hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây !

1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Trước khi xác định bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? chúng ta cùng tìm hiểu xem bệnh tiểu đường là gì nhé !

Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh, thận, mắt, da… Các biến chứng này rất nguy hiểm có thể gây hại đến cơ thể của bênh nhân dẫn đến tàn phá, yếu ớt mất khả năng lao động và thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Tiểu đường ảnh hưởng đến hệ tim và mạch máu

Người bị bệnh tiểu đường rất dễ có bệnh đi kèm về tim và mạch máu như bệnh mạch vành cao gấp 2 – 4 lần, viêm tắc động mạch từ 5 – 10 lần so với người bình thường. Một số bệnh mạch máu khác do tiểu đường cũng có nguy cơ xảy ra đó là bệnh lý võng mạc và thần kinh khiến nguy cơ cắt cụt bàn chân và ngón chân tăng lên gấp 10 lần người bình thường. 

Tiểu đường ảnh hưởng đến mắt

Khi đường máu của người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như 

+ Bệnh võng mạc mắt : là nguyên nhân gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường. Đa số các bệnh nhân bệnh nhân có biến chứng này không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi bệnh nặng.

+ Đục thủy tinh thể : nhân mắt trở nên trắng đục, làm giảm thị lực.

+ Glaucoma : mắt đau dữ dội, đỏ mắt, chảy nước mắt.

Tiểu đường ảnh hưởng đến thận

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? Biến chứng thận do tiểu đường chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi đầu thường là không rõ ràng hoặc khó nhận biết, giai đoạn sau khi thận đã suy thì có thể có phù ở chân và bàn chân.

Tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Biến chứng thần kinh xuất hiện ở người bệnh tiểu đường không kiếm soát tốt đường trong máu, người bệnh tiểu đường lâu năm, đặc biệt ở những người nghiện rượu. Phổ biến là bệnh lý thần kinh ngoại biên, gây cảm giác kiến bò, tê, nóng rát, nếu không điều trị sẽ dẫn đến mất cảm giác và nhiễm trùng ở chi. Ngoài ra, tổn thương thần kinh còn làm mất trí nhớ, rối loạn tiêu hóa, giảm sinh lý ở nam giới. 

Tiểu đường ảnh hưởng đến răng

Đường huyết cao làm cho những vi khuẩn bám ở men răng phát triển, người bệnh tiểu đường có thể gặp rắc rối về răng lợi nhiều hơn người bình thường khác khi đường huyết của họ cao. Khi nồng độ đường huyết cao làm giảm khả năng miễn dịch làm cho các vấn đề tăng miệng trở nên trầm trọng hơn.

Tiểu đường biến chứng lên răng miệng như thế nào

Tiểu đường biến chứng lên răng miệng như thế nào

Kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất để làm chậm hay ngăn chặn các ảnh hưởng của bệnh tiểu đường nói trên. Nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường hay duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe thì người bệnh sẽ gặp phải những tình trạng bệnh nghiêm trọng như bị mù, bệnh thận nặng, đột quỵ, đột quỵ tim, loét bàn chân….Chính vì lẽ đó để trả lời câu hỏi :  bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? cần khẳng định rằng nó vô cùng nguy hiểm. Do đó để phòng, phát hiện bệnh sớm các bác sĩ khuyên tất cả mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Xem thêm : Bệnh tiểu đường có lây không ? có di truyền không ?

2. Tại sao bệnh tiểu đường là mối nguy hiểm trong y học hiện đại ?

Ngày nay nên tuy nên y học đã có nhiều tiến bộ tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bệnh tiểu đường sẽ kiểm soát hiệu quả hơn. Điều này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như :

Tình trạng đề kháng insulin

Kháng insulin đang trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến nghiêm trọng ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Kháng insulin là nguyên nhân chính làm cho đường huyết tăng cao và khó kiểm soát hơn theo thời gian. Không chỉ vậy, tình trạng này còn làm tăng nguy cơ xuất hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim mạch ( bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ) gan nhiễm mỡ, ung thư…

Chế độ ăn uống

Một trong những yếu tố hàng đầu khiến bệnh tiểu đường trở nên nguy hiểm chính là do thói quen ăn uống. Ngày nay, với cuộc sống tất bật, đa số người bệnh thường có xu hướng lựa chọn thức ăn nhanh làm bữa chính, ăn quá nhiều cơm hay sử dụng rượu bia để bàn công việc, điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu và kéo theo tình trạng thừa cân, béo phì – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Đời sống tinh thần

Trong xã hội hiện đại, con người sống và làm việc trong điều kiện môi trường có nhiều yếu tố gây nên tình trạng stress kéo dài (mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với đồng nghiệp, căng thẳng học hành thi cử, mất việc…). Khi tâm trí bạn luôn cảm thấy bực bội, căng thẳng khiến các hormon làm tăng lượng đường trong máu (glucose) được tiết ra, tính kháng insulin được đẩy mạnh dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.

Trào lưu tự chữa bệnh

Ở thời đại công nghệ 4.0, hầu hết thông tin bạn đều có tìm kiếm được trên mạng lưới internet. Nhiều người có xu hướng tự làm “bác sĩ” của chính mình, tự ý mua thuốc, điều trị sai cách mà không thăm khám bác sĩ khiến bệnh dễ dàng trở nặng.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không phụ thuộc vào chính cách bạn chữa bệnh. Nếu bạn không cảnh giác và biết cách điều trị hợp lý, thì bệnh tiểu đường sẽ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vì thế, bạn nên giữ cho mình tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh và sự hỗ trợ từ các thảo dược Đông y, điều trị đúng cách để bệnh không còn là nỗi lo nữa nhé !

Xem thêm : Vợ chồng bị tiểu đường sinh con được không ?

3. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? tiểu đường gây biến chứng gì ?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được phân làm 2 nhóm: cấp tính và mạn tính.

Biến chứng tiểu đường cấp tính : 

Hạ đường huyết : là tình trạng nồng độ glucose trong máu xuống quá thấp thường dưới 4mmol/l ( 72mg/dl ), Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, vã mồ hôi, nhip tim nhanh, đói cồn cào, tay chân bủn rủn…nặng hơn có thể co giật, mất ý thức.

– Hôn mê : người bệnh thường có biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê, thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Biến chứng hôn mê do tiểu đường

Biến chứng hôn mê do tiểu đường

Biến chứng tiểu đường mãn tính :

– Biến chứng tim mạch : tăng mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh khỏi khi mắc bệnh tiểu đường.

– Biến chứng thận : Đường huyết cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó gây suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

– Biến chứng thần kinh : đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên ở người tiểu đường. Bao gôm cả cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp thở bất ổn định…

– Biến chứng mắt : Tổn thương thị giác,đục thỉu tinh thể, tăng nhãn áp có thể gây mù lòa

– Bệnh lý bàn chân : Phổ biến là loét chân do hậu quả của biến chứng thần kinh, mạch máu và nhiễm trùng gây hoại tử chi.

– Viêm nhiễm : Nồng độ đường huyết cao làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, hay gặp là viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm da.

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Xem thêm : Người bệnh tiểu đường đi tiểu đêm làm sao để hết ?

4. Cách ngăn chặn sự nguy hiểm của biến chứng tiểu đường

Duy trì lượng đường huyết tốt, kiểm soát huyết áp và mỡ máu, kiên trì theo đúng chế độ ăn và dùng thuốc đều đặn là những phần quan trọng cần phải thực hiện để giảm sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), không có một mẫu số chung về ngưỡng đường huyết an toàn cho tất cả người bệnh. Tốt nhất, đường huyết nên đạt được trong khoảng:

+ HbA1c < 7%

+ Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2mmol/l (70 – 130mg/dl)

+ Đường huyết trước ăn < 7.2mmol/l

+ Đường huyết sau ăn 2h cao nhất nên < 10mmol/l (180mg/dl)

 Một số biện pháp kiểm soát đường huyết giúp phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường:

Chế độ ăn có kiểm soát

Một thực tế hiện nay là nhiều bệnh nhân tiểu đường đang áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem quá mức làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm và suy kiệt cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống có kiểm soát ở đây có nghĩa là :

+ Ăn giảm tinh bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa…

+ Ăn hạn chế muối, chất béo xấu ( mỡ động vật, chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn )

+ Ưu tiên thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ ), sử dụng dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần.

+ Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( chỉ số GI ), hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

+ Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa phụ là hoa quả ót đường như xoài, bưởi, cam, thanh long, dâu tây…

Chế độ ăn uống người tiểu đường

Chế độ ăn uống người tiểu đường

Tăng cường luyện tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát tốt đường huyết, giảm đề kháng insulin, giảm thiểu các tác nhân gây bệnh tim mạch, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Thời gian khuyến nghĩ cho việc tập luyện thể thao là 150 phút/tuần chia ra ít nhất 3 ngày tuần. Lưu ý bạn cần tư vấn ý kiến bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu tập luyện.

Hạn chế hoặc ngưng uống rượu, thuốc lá

Uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể rất tốt cho tim mạch nhưng nếu uống rượu quá nhiều có thể gây tăng/ giảm được huyết quá mức. Bên cạnh đó, rượu, bia rất dễ gây tương tác với rất nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu…làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy tốt nhất người bệnh tiểu đường nên giảm, hoặc ngưng sử dụng rượu. Ngoài ra, việc ngưng hút thuốc lá cũng góp phần làm giảm biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. 

Kiểm soát stress

Người bệnh tiểu đường rất cần được tư vấn tâm lý và cần có sự hỗ trợ tâm lý tốt từ nhân viên y tế, người thân,bạn bè xung quanh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tự điều chỉnh tâm lý của mình qua các hành vi sau :

+ Tham gia các tổ/đội/nhóm/hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội phụ lão, hội cựu chiến binh…để có thể chia sẽ, tâm sự giải tỏa tâm lý.

+ Đi du lịch

+ Làm những việc mình thích như hát hò, nghe nhạc, nấu ăn…

Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị tiểu đường ( thuốc uống, tiêm insulin ) đúng cách, đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị giúp tăng cường hiệu quả của thuốc. Người bệnh nên sử dụng thuốc cùng thời điểm nhất định trong ngày, tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột khi thấy đường huyết về bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những chế phẩm giúp hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ của Tân dược.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự phối hợp bài thuốc của 9 thảo dược gồm Nấm linh chi, dây thìa canh, Hoài sơn, Sinh địa, trạch tả, Mạch môn… mang lại nhiều ưu thế vượt trội trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết. Với cơ chế tác động mạnh mẽ lên chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt khả năng làm giảm kháng insulin. Từ đó vừa giúp quá trình giảm và ổn định đường máu trở nên đơn giản hơn, hỗ trợ kiểm soát HbA1c về mức cho phép để giúp ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

Tpbvsk Diagold là có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý kể trên có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người bị tiểu đường, tiền tiểu đường và người có nguy cơ cao mắc tiểu đường.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng các độc giả đã nắm bắt được thông tin về bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ? Đừng chủ quan khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất nhằm nâng cao khả năng kiểm soát đường huyết cũng như kịp thời ngăn chặn các biến chứng. Định kỳ 2 – 3 tháng/lần nên đến bệnh viện kiểm tra lại đường huyết, HbA1c để đánh giá sơ bộ kết quả điều trị.

Xem thêm : Uống thuốc tiểu đường có hại gì ? có tác dụng phụ không ?

                   Tiểu đường ăn khoai lang được không ?

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *