Bệnh tiểu đường có lây không ? tiểu đường có di truyền không ?

Bệnh tiểu đường có lây không ? lây qua đường nào ? tiểu đường lây qua ăn uống hay nước bọt ? bệnh tiểu đường có di truyền không ? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này, bạn cần phải biết bệnh tiểu đường là bệnh gì ? Từ đó sẽ biết bệnh tiểu đường lây như thế nào.

1. Bệnh tiểu đường là bệnh gì ? Khi nào gọi là tiểu đường ?

Tiểu đường ( còn là đái tháo đường ) là bệnh thuộc nhóm rối loạn chuyến hóa carbohydrate gây tăng đường huyết mãn tính do hậu quả của sự thiếu hụt insulin ( hormon giúp chuyển hóa đường từ máu vào tế bào ) hoặc giảm hoạt động của insulin khiến đường không đi vào tế bào mà ở lại trong máu làm đường huyết tăng cao gây ra bệnh tiểu đường.

Hiện nay bệnh tiểu đường được xem là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh có diễn biến âm thầm, triệu chứng tiểu đường không rõ ràng. Đến khi phát hiện bệnh thì bệnh trở nên nặng nề với các biến chứng liên tục xuất hiện như mắt mờ, suy tim, tổn thương thần kinh, vết loét lâu lành… . Tiểu đường cũng được xếp vào là căn bệnh có khả năng gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Lượng người tử vong tăng lên mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường có lây không

Bệnh tiểu đường là gì ? Bệnh tiểu đường có lây không ?

Bệnh tiểu đường thường có 2 dạng chính :

Khi nào gọi là bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 phần lớn thường xảy ra ở người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn dịch. Loại này chiếm khoảng 5 – 10% người bệnh tiểu đường

Khi nào gọi là bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành chiếm khoảng 90 – 95% số bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh liên quan đến béo phì, tuổi tác, ít vận động, ăn uống không kiểm soát…

Khi nào gọi là tiểu đường thai kỳ 

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết lúc mang thai, bệnh thường phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ, và thường khỏi sau khi sinh nhưng cũng có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau 10 – 15 năm.

Tìm hiểu thêm : Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường ? bao nhiêu là bị tiểu đường

2. Bệnh tiểu đường có lây không ? 

Căn bệnh tiểu đường là một loại bệnh không phải do virus hay vi khuẩn, nấm mốc gây nên mà cũng không phải là bệnh có thể lây nhiễm.

Bệnh tiểu đường có lây qua quan hệ vợ chồng không ?

Tiểu đường là bệnh không lây nhiễm, bất kể là theo con đường nào quan hệ tình dục ( quan hệ vợ chồng ), ăn uống hay sinh hoạt chung. Do đó, nếu bạn có thắc mắc bệnh tiểu đường có lây không ? câu trả lời là không nhé !

Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh tiểu đường lại có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý. Tỷ lệ người tiểu đường có vấn đề về sinh lý lên đến 50%. Ở nam giới lượng đường huyết cao và thấp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cương dương và xuất tinh. Ở nữ giới thường bị khô âm đạo và mất cảm giác.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh bị stress, ăn uống quá kiêng khem, tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc do đường huyết cao gây tổn thương thần kinh và mạch máu đến cơ quan sinh dục.

Tiểu đường quan hệ có lây không

Tiểu đường quan hệ có lây không – Bệnh tiểu đường có kiêng quan hệ vợ chồng không ? 

Bệnh tiểu đường có lây qua đường nước bọt không ?

Theo chuyên gia, bệnh tiểu đường không hề lây lan qua con đường nước bọt, sinh hoạt chung bởi bệnh không phải do virus, vi khuẩn hay nấm mốc gây nên. Do đó trả lời cho câu hỏi “ tiểu đường có lây qua nước bọt không? ”, chúng ta có thể khẳng định : bệnh tiểu đường hoàn toàn không lây lan và chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm sống chung hay tiếp xúc với bệnh nhân.

Hiện nay, có rất nhiều người còn quan điểm sai lầm đó là bệnh tiểu đường là bệnh lây nhiễm bởi họ thấy rằng các thành viên trong một gia đình thường mắc tiểu đường giống nhau, điều này khiến họ nghĩ tiểu đường có thể lây lan qua quan hệ tình dục, qua ăn uống hay tiếp xúc qua không khí. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải do tiểu đường có tính lây truyền mà xuất phát từ sự tương đồng về thói quen sống (chế độ ăn nhiều chất béo, chất bột đường, ít vận động…) trong một gia đình. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là do bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không ?

Bản chất tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa, liên quan đến hoạt động của tuyến tụy và hormon insulin, nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, tiểu đường không thể lây qua đường máu mặc dù có nhiều người cho rằng nó là bệnh liên quan đến máu. Bạn hoàn toàn không thế mắc bệnh tiểu đường cho dù bạn tiếp nhận máu từ một người bệnh tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?

Câu trả lời là “ không ”. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, tuy tiểu đường không hề lây lan nhưng đối tượng mắc bệnh của nó là hầu hết tất cả mọi người. Một ví dụ điển hình là nếu như 1 trong 2 vợ chồng đã bị tiểu đường thì người còn lại cũng có nguy cơ rất cao sẽ bị bệnh do họ có chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta đều cần phải có ý thức để chủ động phòng ngừa bệnh qua chế độ ăn uống cho người tiểu đường khoa học, lành mạnh, vận động hợp lý.

Mặc dù bệnh tiểu đường không lây truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân bị bệnh tiểu đường thì tỷ lệ con cái trong gia đình bị bệnh cũng khá cao. Đặc biệt là ở những đối tượng thừa cân béo phì. Do đó, tất cả mọi người cần có nhận thức đúng đắn và trang bị cho bản thân các kiến thức về bệnh tiểu đường hữu ích để có cái nhìn chính xác về bệnh tiểu đường. 

Tìm hiểu thêm : Phải làm gì khi bị tiểu đường ? tiểu đường có nguy hiểm không

3. Bệnh tiểu đường có di truyền không ? Bệnh tiểu đường có lây từ mẹ sang con không ?

Bệnh tiểu đường có di truyền không ? Vợ chồng bị tiểu đường có lây cho con không ? Theo các nghiên cứu khoa học, tiểu đường tuy không lây nhiễm nhưng lại có nguy cơ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cụ thể là ở hai loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Mặc dù nguyên nhân gây ra 2 loại tiểu đường này là không giống nhau. Tuy nhiên yếu tố môi trường và gen di truyền có vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành bệnh.

Bệnh tiểu đường có di truyền không

Bệnh tiểu đường có di truyền không

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không ? 

Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền trong các trường hợp sau :

+ Nếu người bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, thì tỷ lệ con cái mắc bệnh sẽ là 6%.

+ Nếu bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tỷ con cái mắc bệnh sẽ là 30%

Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở con cái còn phụ thuộc vào độ tuổi bố mẹ mắc tiểu đường. Cụ thể :

+ Nếu mẹ bị tiểu đường tuýp 1 và sinh con trước 25 tuổi thì nguy cơ con cái bị di truyền là 4%, còn nếu sinh con sau 25 tuổi trở lên, tỷ lệ này giảm xuống còn 1%

+ Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 trước ngày 11 tuổi thì con của họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tăng lên gấp đôi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không ? 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở nhóm đối tượng trưởng thành, nhóm trên 30 tuổi. So với tiểu đường tuýp 1 thì nhóm tuýp 2 đang có nguy cơ tăng nhanh. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ di truyền cơ bản như sau:

+ Nếu bố và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ con cái mắc bệnh là 75%

+ Nếu bố hoặc mẹ bị tiểu đường tuýp 2 thì tùy vào thời điểm sinh con sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Ví dụ ở độ tuổi dưới 50 tuổi tỉ lệ di truyền sang con là 14%. Còn ở độ tuổi trên 50 thì nguy cơ con bị di truyền bệnh là 8%.

Vợ chồng bị tiểu đường có lây cho con không

Vợ chồng bị tiểu đường có lây cho con không

Tìm hiểu thêm : Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 rẻ nhất hiện nay

5. Cách phòng bệnh tiểu đường tránh lây bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh không quá đáng sợ nếu bạn chủ động phòng ngừa và điều trị đúng cách. Tuy là bệnh không lây nhưng tiểu đường vẫn có khả năng di truyền. Do đó, biện pháp duy nhất để giảm khả năng này chính là giữ được đường máu ở mức ổn định. Để làm được điều này người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp đơn giản sau :

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Một chế độ ăn uống tốt không những giúp bạn ổn định tiểu đường mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. 

+ Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau củ quả

+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, bánh kẹo ngọt 

+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật

+ Hạn chế ăn mặn

+ Hạn chế rượu bia hay các đồ uống chứa cồn.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Vận động thường xuyên

 Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn là giải pháp thứ hai bạn cần phải thực hiện để hạn chế sự ” lây lan ” của căn bệnh tiểu đường. Mỗ ngày bạn cần phải tập ít nhất 30 – 45 phút và duy trì ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp. Bạn có thể tập các bài tập đơn giản như Yoga, đi bộ, đạp xe, nếu bạn là nhân viên văn phòng bạn có thể sử dụng thang bộ thay vì thang máy, khi làm việc nên hạn chế ngồi nhiều, cố gắng thường xuyên đi lại nhẹ nhàng để tăng sự nhạy cảm của insulin.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra đường huyết thường xuyên, tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ 6 tháng lột lần nếu bạn là một trong những đối tượng có nguy cơ ( bị huyết áp, mỡ máu, tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường, phụ nhữ từng bị tiểu đường thai kỳ …)  sẽ giúp bạn kiểm soát được đường huyết và duy trì đường máu trong giới hạn cho phép. 

Ngoài ra nên uống đủ nước, theo dõi và kiểm soát cân nặng của mình thường xuyên, ngủ đủ giấc và kiểm soát cảm xúc, giảm stress.

Đến đây, thì bạn đã biết được tiểu đường là bệnh không lây nhiễm như nhiều người vẫn lầm tưởng rồi đúng không nào ? Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, bệnh tiểu đường lây qua đường nào thì bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả, gồm có thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện vận động và khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh căn bệnh này ” ghé thăm ” bạn nhé !

Xem thêm : Top 13 cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường rẻ tiền dễ kiếm hiệu quả cao

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *