Bệnh tiểu đường ăn nho được không ? ăn nho khô được không ?

Nho là trái cây rất nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Hơn nữa, mùi vị của nho vô cùng ngon và hấp dẫn, là trái cây khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn vẫn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn nho được không ? ăn nho khô được không ?Câu trả lời sẽ có ngay dưới bài viết này !

bệnh tiểu đường ăn nho được không

Người bệnh tiểu đường ăn nho được không

1. Hàm lượng dinh dưỡng trong trái nho

Hiện nay, nho có rất nhiều loại khác nhau như nho đen, nho đỏ, nho xanh và một số loại nho nhập khẩu có màu sắc khác, mỗi loại đều có một công dụng riêng trong nhiều lĩnh vực cả về thực phẩm lẫn sức khỏe. Nếu như nho tím sẽ mang lại vẻ đẹp cho làn da của bạn nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin vô cùng cao, nho đen có tác dụng làm đen tóc, dưỡng thận ích âm, nho xanh có công dụng thanh nhiệt giải độc thì nho đỏ lại rất tốt cho những bệnh nhân tim mạch. 

Nho có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể như resveratrol, quercetin, acid ellagic, lutein… giúp bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sự phát triển của ung thư. Đồng thời, nho cũng là một nguồn cung cấp dồi dào các vitmin A, C, K, E và các nguyên tố vi lượng như Kali, Đồng, Mangan,…

Ngoài những chất dinh dưỡng trên, trong quả nho còn có chứa đến 3 loại đường là đường saccharose, đường glucose và đường fructose. Và thành phần chủ yếu làm nên vị ngọt tự nhiên, hấp dẫn của quả nho chính là đường glucose và fructose, chiếm khoảng 33% thịt quả.

Hàm dưỡng dinh dưỡng có trong quả nho

Nho có tốt sức khỏe người bệnh tiểu đường không ?

Điều bạn cần biết : Phải làm gì khi bị tiểu đường ? bị tiểu đường có nguy hiểm không ?

2. Người bệnh tiểu đường ăn nho được không ?

Mặc dù quả nho có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với căn bệnh tiểu đường thì hoàn toàn ngược lại. Nếu người bệnh tiểu đường ăn nho quá nhiều sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi 100g nho sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 68 calo, 11g vitamin C, khoảng từ 10 – 12g đường, đường gluco và fructose (đây là 2 loại đường rất dễ hấp thụ). Điều này có nghĩa là lượng đường chứa trong nho là quá nhiều. Quả nho không chỉ khiến đường huyết không ổn định mà còn gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Chính vì vậy, ở những người mắc bệnh tiểu đường, việc thường xuyên ăn nho sẽ khiến bệnh ngày càng khó kiểm soát và trở nên trầm trọng hơn, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh loại bỏ hoàn toàn trái nho ra khỏi thực đơn dành cho người tiểu đường. Bạn hoàn toàn có thể ăn nho nhưng với số lượng hạn chế. Bởi vì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cho người tiểu đường phải cân bằng và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ carbohydrates, rau xanh, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu chất xơ.

Trong khi đó, theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ khoảng 45 – 60g carbohydrate mỗi bữa, và điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Theo bảng giá trị dinh dưỡng, trong 10 trái nho sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 8,8g carbohydrate. Chính vì vậy, người bệnh có thể thưởng thức loại quả này với số lượng mỗi lần ăn không quá 10 quả. Và khi ăn bạn nên cắt giảm bớt lượng carbohydrate trong khác tiêu thụ trong ngày. 

Người bệnh tiểu đường ăn được nho không

Người bệnh tiểu đường ăn nho có thể làm tăng đường huyết

Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường ăn yến sảo được không ? Cách chế biến

3. Người bệnh tiểu đường ăn nho khô được không ? 

Người bệnh tiểu đường ăn nho được không ? nho tươi hay nho khô ? Khi lựa chọn việc ăn nho người bệnh cũng nên lưu ý khi đến vấn đề nên lựa chọn nho tươi hay nho khô cho chế độ ăn hàng ngày của mình vì nho khô và nho tươi có sự khác biệt rất lớn nằm ở lượng nước có chứa trong mỗi quả :

– Nho khô lượng đường được cô đặc, lượng nước đã được loại bỏ khiến chúng có kích thước nhỏ hơn nhiều so với nho tươi. 

– Chỉ số đường huyết trong nho khô rất cao dao động khoảng từ 64 ± 11. Nếu bạn không lên kế hoạch chặt chẽ cho bữa ăn của mình, bạn sẽ dễ ăn nhiều nho khô dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, gây ra những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của mình.

Nếu bạn thích ăn nho, có thể lựa chọn ăn một ít nho tươi và khoảng cách các lần ăn phải cách nhu vài ngày. Mỗi lần ăn không nên quá 10 quả để đảm bảo không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế nho bằng các loại trái cây có lượng đường huyết thấp như bưởi, cam, ổi, thanh long,…

bị tiểu đường ăn nho khô được không

Người bị tiểu đường ăn nho khô được không

4. Một số loại trái cây người tiểu đường cũng nên tránh

Ngoài nho ra, vẫn có một số loại trái cây có lượng đường rất cao mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày của mình như

Xoài

Xoài chín có hàm lượng đường rất cao không thua kém gì nho. Nếu bạn thường xuyên ăn loại quả này thì bạn nên hạn chế dần thậm chí là loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn của mình nếu như không muốn tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

Sầu riêng

Đây là loại quả rất kén người ăn, nhưng nếu đã biết ăn rồi thì rất dễ bị nghiện. Tuy nhiên, đây là loại quả chứa rất nhiều đường và người tiểu đường nên tuyệt đối tránh xa nếu không muốn đường huyết của mình đột ngột “leo thang”.

Mong rằng với những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn nho được không của các bạn đọc giả. Để kiểm soát tốt và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý, giảm thiểu tối đa lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể. Chúc các bạn nhanh chóng xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và kiểm soát tốt căn bệnh của mình nhé.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *