9 triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp người bệnh thoát khỏi những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Vậy các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm những gì ? hãy cùng Diagold tìm hiểu nhé !

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên, bệnh xuất hiện ở người trẻ thường là do có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Bệnh thường diễn biến âm thầm đến khi xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng người bệnh mới biết mình mắc bệnh.

Việc phát hiện và điều trị sớm tiểu đường tuýp 2 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi nếu không được điều trị, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là 9 dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn không nên bỏ qua.

1. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 – Đi tiểu thường xuyên 

Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Lúc này, thận của bạn không thể hoạt động để hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó sẽ tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Chính điều đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 tiểu nhiều

Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 tiểu nhiều

2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2 – Khát nước 

Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều sẽ làm cơ thể bạn bị mất nước, do đó ngu cầu sử dụng nước tăng lên để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ làm cho người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn. Hai triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khát nước luôn đi kèm với nhau, và đây là giúp bạn nhận biết được triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.

3. Mệt mỏi

Mệt mỏi

Ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng bị suy giảm hay thậm chí là không còn. Do đó, để có thể tạo ra năng lượng, cơ thể phải chuyển sang dùng một phần hay hoàn toàn lượng mỡ trong cơ thể. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi bởi quá trình trên đòi hỏi cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng hơn. 

Xem thêm : Các loại lá chữa bệnh tiểu đường rẻ tiền, dễ kiếm nhất

4. Hay cảm thấy đói – dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2

Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu tiêu biểu có thể cho biết đó là triệu chứng tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường trong máu tăng cao, để đối phó tình trạng này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói, vì vậy, khi nồng độ insulin cao sẽ dẫn đến tình trạng đói lả, thèm ăn và muốn bổ sung thêm calo để tăng thêm năng lượng cho hoạt động tế bào hoạt động.

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

5. Đau hoặc tê bì chân tay

Hiện tượng ngứa ran hoặc có cảm giác kiến ​​bò, tê ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân là các dấu hiệu thường gặp ở người mới phát hiện bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại. Nếu tổn thương thần kinh nhẹ thì có thể tê bì thoáng qua, còn nếu bị tổn thương nặng thì sẽ xuất hiện cơn đau nóng bỏng, đau hoặc sưng. Tình trạng này, nếu không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.

6. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 – Vết thương lâu lành

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 điển hình nhất là khi có vết thương rất lâu lành. Nguyên nhân là khi lượng đường trong máu tăng cao khiến lượng máu lưu thông kém. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến bạch cầu – một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, có vai trò giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, virus và dọn dẹp những tế bào và mô chết. Khi đường huyết tăng, ảnh hưởng đến hoạt động của bạch cầu, điều này sẻ làm vết thương người bệnh khó lành. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2

Xem thêm : Thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ làm những điều này

7. Sụt cân bất thường – dấu hiệu tiểu đường tuýp 2

Sụt cân bất thường ngay cả khi bạn ăn uống bình thường thậm chí ăn nhiều thì đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Insulin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường, nếu bạn không có đủ insulin, đường glucose sẽ không được vận chuyển vào tế bào đồng nghĩa lượng calo trong thức ăn không được cơ thể xử lý và hấp thụ. Do đó, bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế thì tình trạng sút cân là điều dễ xảy ra. Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân là một trong các dấu hiệu bệnh tiểu đường rất thường gặp.

8. Nhìn mờ

Mờ mắt, nhìn nhòe, thấy chớp sáng thường xảy ra sớm ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.

Nhìn mờ

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

9. Mảng da tối màu

Đây là dấu hiệu của kháng insulin, những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn sẽ xuất hiện trên cơ thể. Nếu trên cơ thể xuất hiện những hiện tượng này rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường loại 2

Xem thêm : Đường huyết tăng sau ăn phải làm gì để giảm ?

10. Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2

Bạn cần biết được những yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường để có cách phòng ngừa đúng đắn.

Tiền tiểu đường

Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu không có chế độ kiểm soát glucose kịp thời thì hơn 50% người bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau 5 – 10 năm. 

Tăng huyết áp

 Là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường. Tăng huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu lên thành mạch từ 140/90mmHg trở lên.

Béo phì

Từ lâu, bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được chứng minh là có liên quan chặt chẽ đến tình trạng thừa cân, béo phì. Do sự dư thừa mỡ trong cơ thể càng thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2

Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì nguy cơ bạn sẽ bị tiểu đường tuýp 2 là rất cao.

Rối loạn lipid máu

 Những người rối loạn lipid máu tăng nguy cơ đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Lối sống hạn chế vận động

Nếu bạn ngồi trong một thời gian dài (không tính ngủ) được coi là lối sống hạn chế vận động. Sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do thiếu vận động các chất dinh dưỡng không được tiêu thụ và tích trữ lại dưới dạng mỡ. Hơn nữa ít vận động cũng làm cho insulin hoạt động kém hiệu quả. 

Những ví dụ của lối sống ít vận động bao gồm:

+ Ngồi làm việc trong một thời gian dài mà không đứng dậy.

+ Ngồi trong khi học ở trường hoặc ở nhà.

+ Ngồi xem TV.

+ Ngồi trong khi lái xe hoặc đi du lịch.

Sức khỏe tâm thần

Một vài bệnh lý tâm thần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm.  Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị loạn thần, bạn có nguy cơ bị tiểu đường loại 2, nhưng nguy cơ này là khá thấp.

Tuổi tác

Dù bạn có yếu tố nguy cơ hay không, nếu bạn lớn hơn 40 tuổi, nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác đều tăng. Do đó, bất kỳ ai trên 40 tuổi đều nên khám sàng lọc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường trong thời kì mang thai. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kiểm tra lượng đường trong máu sáu tuần sau sinh và hàng năm theo hướng dẫn của bác sĩ. Luôn chú ý các triệu chứng của tiểu đường.

Thức uống có cồn

Uống quá nhiều thức uống có cồn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 và gia tăng nguy cơ mắc bệnh khác như ung thư. Những khuyến cáo hiện nay là không nên uống nhiều hơn 14 đơn vị (lon, chai)/tuần và nên chia ra trong 3 – 4 ngày. 

Hút thuốc

Theo phân tích các chuyên gia dịch tể, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số tấc cả người bị tiểu đường, có khoảng 12% nam nghiện hút thuốc lá, 2,4% là nữ giới. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây ra một số bệnh khác như bệnh tim mạch và ung thư.

Ngủ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-  8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) 

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh cảnh ảnh hưởng đến buồng trứng ở phụ nữ. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường loại 2. PCOS liên quan đến đề kháng insulin do đó nồng độ insulin trong máu cao.

Chủng tộc

Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh này.

Xem thêm : Tiểu đường kèm mỡ máu nên ăn gì ?

4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 ? Bệnh tiểu đường hiện đang là một bệnh nguy hiểm và xảy ra phổ biến hiện nay ở nước ta. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống như:

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh :  ít chất béo, mỡ động vật. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no, hạn chế hoặc không sử dụng nước ngọt,..ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, hạn chế sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Nên ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày để tránh thiếu hụt chất, không nên kiêng khem quá mức để đảm bảo cân nặng, đồng thời cần hạn chế ăn nhiều muối, chất béo có hại từ mỡ động vật và các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Tập thể dục đều đặn : Tập thể dục thường xuyên bằng việc đi bộ nhẹ nhàng để duy trì trọng lượng cơ thể và loại bỏ mỡ thừa đồng thời làm tăng nhạy cảm của tế bào với insulin. Cố gắng luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. 

Hạn chế căng thẳng, stress : Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu vì thế hãy thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc nói chuyện với người thân, bạn bè.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên : Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ cho bạn biết lối sống, sinh hoạt có hiệu quả hay không để bạn có kế hoạch thay đổi cho hiệu quả.

Kiểm soát huyết áp, điều trị các rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn lipid máu.

Hiễu rõ về các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời cũng như điều trị tiểu đường đúng cách. Khi tiểu đường xuất hiện, cho dù mới ở giai đoạn đầu nhưng bạn cũng nên chú ý nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường để có biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, đặc biệt phải đi khám sức khỏe và đo đường huyết định kỳ để có hướng giải quyết kịp thời nếu mắc bệnh. Hơn nữa, nên sử dụng thường xuyên các loại thảo dược có tác dụng ngăn ngừa đường huyết tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường như nấm linh chi, dây thìa canh, Hoài sơn, sinh địa, mạch môn… có trong Tpbvsk Diagold để giúp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển.

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *