8 nước ép tốt nhất cho người bệnh tiểu đường ?

Nước ép trái cây chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Thế nhưng với người bệnh tiểu đường thường lo ngại nước ép trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu nên không dám uống. Vậy thực hư thì như thế nào ? người bệnh tiểu đường uống nước ép được không ? có làm tăng đường huyết không ?Mời bạn hãy xem thông tin bên dưới nhé !

1. Người bệnh tiểu đường uống nước ép được không ? 

Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo nhiều yêu cầu khắt khe như cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng mỗi bữa ăn, nên ăn nhiều chất xơ, vitamin và hạn chế thức ăn ngọt, dầu mỡ,…Bên cạnh đó, các loại nước ép bổ sung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh, ngăn chặn biến chứng bệnh hiệu quả. Vậy người bệnh tiểu đường uống nước ép được không ?

Người bệnh tiểu đường uống nước ép được không

Người bệnh tiểu đường uống nước ép được không

Trên thực tế, việc nước ép có phù hợp với kế hoạch ăn kiêng cho người tiểu đường khỏe mạnh hay không tùy thuộc vào từng người. Nếu người bệnh tiểu đường đang kiểm soát đường huyết kém, nước ép trái cây có thể không phải là một lựa chọn tốt ngay bây giờ. Thay vào đó, bạn có thể được hưởng lợi từ những cách khác để kết hợp toàn bộ rau và trái cây vào chế độ ăn uống của bạn.

Nếu người bệnh tiểu đường đang kiểm soát đường huyết tốt, thêm một lượng nhỏ nước ép vào chế độ ăn uống của bạn có thể phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là tiếp tục theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn khi bạn giới thiệu thay đổi chế độ ăn uống này.

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường uống nước ép là hoàn toàn được tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng bệnh của mình.

2. Điều gì sẽ xảy ra khi người bệnh tiểu đường uống nước ép ? 

Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế thì những thay đổi nào sẽ xảy ra với cơ thể nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên uống nước ép mỗi ngày ? 

Nước ép chứa nhiều đường, ít protein

Nước ép trái cây được cho là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn có biết lượng carbohydrate (lượng đường) cao không. Cụ thể : trong 200ml nước cam (nước ép nguyên chất) có lượng calo là 84kcal, carbohydrate là 20.7g, đường đơn hấp thụ nhanh là 20 g. Còn với 200ml nước ép rau củ sẽ chứa 15 – 20g đường. Chính vì vậy, khi người bệnh tiểu đường uống nước ép thời gian hấp thụ đường sẽ nhanh hơn các thức ăn dạng rắn do chúng ở dạng lỏng.

Nước ép trái cây làm tăng đường huyết

Theo các nhà nghiên cứu điều quan trọng khi người bệnh tiểu đường ăn trái cây là phải ăn cả trái cây và rau củ bao gồm cả lớp vỏ. Nếu bạn chế biến chúng ở dạng nước ép, điều này sẽ làm chúng không còn nhiều chất xơ. Đường sẽ được đưa vào máu nhanh hơn, hiệu quả của insulin không tốt và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất. Mặc khác, đường trong nước ép trái cây và rau củ là đường hoa quả (fructose), đây là loại đường rất dễ làm tăng đường huyết trong thời gian ngắn.

Nước ép trái cây có thể gây tăng cân

Theo các nhà nghiên cứu, những người muốn giảm cân thì không nên uống nước ép mà nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi. Bởi vì theo họ thấy rằng nếu bạn uống thêm 1 cốc nước ép nguyên chất một ngày thì trong 2 năm cân nặng bạn có thể tăng 0.18 kg. 

Với những phân tích ở trên theo các chuyên gia người bệnh không nên uống quá nhiều nước ép mà người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả, rau củ một cách bình thường sẽ giúp hấp thụ tuyệt đối lượng chất xơ, tốc độ tiêu hóa và hấp thu chậm hơn và đặc biệt là không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích của việc uống nước ép, người bệnh hoàn toàn có thể uống được với với điều kiện nước uống không làm bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức cần thiết mỗi ngày.

Điều bạn cần biết : Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 : bị tiểu đường phải biết

3. Tiểu đường uống nước ép gì tốt ? Top 8 nước ép tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể người bệnh mất khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Cách tốt nhất để phòng ngừađiều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chính là thực hiện lối sống lành mạnh. Cụ thể, người bệnh tiểu đường cần ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn.

Trái cây được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều đường tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng là nguồn cung dồi dào các loại vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,…. rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Lượng nước lớn trong trái cây giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, lượng vitamin C trong chúng cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. 

Tiểu đường uống nước ép gì tốt ? Sau đây là một số loại nước ép trái cây, rau củ tốt cho người bệnh tiểu đường mà không sợ làm tăng đường huyết :

Nước ép lựu

Trong các loại nước ép tốt cho người bệnh tiểu đường thì nước ép lựu là một loại thức uống tốt người bệnh không nên bỏ qua. Mặc dù lựu khá ngọt nhưng đường trong nước ép lựu không làm tăng lượng đường trong máu, đây là một tin tuyệt vời cho những ai bị bệnh tiểu đường. Nước ép lựu cũng chứa chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lấy hạt lựu tươi và cho vào máy xay cùng với một ít nước. Nước trái cây tạo ra một thức uống tuyệt vời !

nước ép lựu có tốt có tốt cho người đái tháo đường không

Bệnh tiểu đường uống nước ép lựu được không

Điều bạn cần biết : Phải làm gì khi uống thuốc tiểu đường quá liều

Nước ép ổi – Tiểu đường uống nước ép ổi được không 

Trong quả ổi có chứa một lượng lớn các chất vitamin A, C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng như kali, phospho, canxi, magie… Ngoài ra hàm lượng protein và lipid trong quả ổi cũng rất đa dạng. 

Bổ sung ổi vào chế độ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi ổi không những giúp kiểm soát lượng đường huyết, ổn định đường huyết mà còn giúp đào thải những độc tố, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe sinh lý cho người bệnh

Nước ép táo – Tiểu đường uống nước ép gì tốt

Nước ép táo là một trong những nước uống được rất nhiều người yêu thích vì sự thơm ngon và bổ dưỡng. Táo còn là loại quả tuyệt vời cho những bữa ăn nhờ sở hữu hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Khi gặp nước, chất này tạo thành các mang liên kết dày, giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết. Ngoài ra khi người bệnh tiểu đường uống nước ép táo tươi, chúng còn giúp làm giảm cholesterol trong máu – điều này rất có lợi cho những người mắc tiểu đường tuýp 2.

Nước ép cà chua 

Đây là một trong những loại nước trái cây tốt nhất cho bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường dễ bị đông máu dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Một nghiên cứu đã được chứng minh uống một ly nhỏ nước ép cà chua hàng ngày sẽ là làm giảm nguy cơ biến chứng nhưng hãy đảm bảo rằng đó là nước ép cà chua không đường. 

Nước ép bưởi – Tiểu đường uống nước ép bưởi được không ?

Bưởi là một loại trái cây được đánh giá nằm trong danh sách trái cây bổ dưỡng bởi chúng chứa rất nhiều vitamin. Đặc biệt, hợp chất naringenin trong nước ép bưởi có khả năng hỗ trợ gan đốt cháy mỡ thừa và giúp ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Nước ép bưởi còn là một sinh tố rất mát mẻ và dễ uống, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng uống quá nhiều, lời khuyên chỉ chỉ nên uống nước ép tối đa 1 quả bưởi/ ngày và chia thành nhiều lần.

Bệnh tiểu đường uống nước ép bưởi được không

Bệnh tiểu đường uống nước ép bưởi được không

Điều bạn cần biết : Gạo lứt có thật sự tốt cho sức khoẻ người bệnh tiểu đường không ?

Nước ép rau củ 

Đây là loại nước ép giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng như đẩy lùi đái tháo đường type 2 rất hiệu quả. Các thành phần có trong nước ép rau củ, chẳng hạn như cà rốt, là chất điều hòa và làm giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, uống loại nước ép rau củ này một hoặc hai lần mỗi ngày cũng hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường.

 Nước ép củ cải

Tiểu đường uống nước ép củ cải đường là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa – yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bởi trong củ cải chứa a xít alpha-lipoic, là một chất chống ô xy hóa cực mạnh, có thể làm tăng độ nhạy insulin, từ đó, giúp giảm sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường có thể uống nước ép củ cải đường một lần/ngày. 

Nước ép mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng hay khổ qua được xem như là một trong những cách hỗ trợ tốt nhất trong việc điều chình lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose. Dù không đem lại hiệu quả mạnh mẽ như thuốc tiểu đường Met-for-min chuyên dụng, loại quả có vị đắng này lại giúp kiểm soát lượng đường huyết tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

Nước ép dưa leo

Dưa leo là loại quả quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Dưa leo có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng. Trong dưa leo chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như calci, photpho, sắt, muối kali, chất nhầy, các axit amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, C …Người bệnh tiểu đường nên ăn hoặc uống nước ép dưa leo thường xuyên để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Nước ép dâu tây

Khả năng quý giá nhất của dâu tây đó là thúc đẩy việc sản xuất insulin của cơ thể, giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, trong dâu tây còn có các chất chống oxy hóa giúp giảm hàm lượng cholesterol LDL và tăng hàm lượng cholesterol HDL – Một loại cholesterol rất tốt. Ngoài ra, dâu tây còn có hàm lượng carbohydrate thấp và mang lại cảm giác no lâu, giúp người dùng hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn không tốt khác.

4. Tiểu đường có nên uống nước ép dứa không ?

Người bệnh tiểu đường uống nước ép dứa được không ? Dứa là một loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Dứa chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất như canxi, magie, photpho, kali… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do dứa chứa carbohydrate và cả đường tự nhiên nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn dứa quá nhiều. Số lượng dứa ăn vào phải phù hợp, cân đối với phần còn lại của chế độ ăn và liệu trình điều trị.

Khi bị tiểu đường, bạn có thể đưa dứa vào thực đơn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bạn nên chọn dứa tươi hoặc dứa đóng hộp không thêm đường, tránh sử dụng các thực phẩm có lượng đường cao như siro dứa hoặc nước ép dứa.

Nếu người bệnh tiểu đường uống nước ép dứa hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Nếu thấy dứa làm tăng đáng kể đến lượng đường trong cơ thể, bạn hãy ăn một khẩu phần dứa nhỏ hơn hoặc cắt giảm các thức ăn chứa carbohydrate khác.

bệnh tiểu đường uống nước ép dứa được không

Người bệnh tiểu đường uống nước ép dứa được không

Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để cải thiện sức khỏe

5. Tiểu đường uống nước ép cà rốt được không ?

Cà rốt được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Chúng thường được dùng để chế biến thức ăn dưới dạng súp, ǎn sống trực tiếp hoặc uống nước ép. Trong cá rốt có chứa các enzyme và hàm lượng vitamin A cao, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin B, C, D, E và K; canxi, phốt – pho, kali, natri, protein.

Tiểu đường uống nước ép cà rốt là cách đơn giản giúp bạn bổ sung vitamin A vào trong cơ thể, đồng thời nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì.

Nước ép cà rốt là một loại thuốc tự nhiên có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên uống nước ép cà rốt quá nhiều. Bạn cần ăn một số thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước ép cà rốt để tăng khả năng hấp thụ các vi chất trong cà rốt tối đa. Ăn sa lát cà rốt với dầu trộn là cách tốt nhất đề hấp thu toàn bộ các vi chất.

Bệnh tiểu đường uống nước ép cà rốt được không

Bệnh tiểu đường uống nước ép cà rốt được không

Điều bạn cần biết : Tiểu đường ăn thịt gì tốt cho sức khỏe ?

6. Tiểu đường có uống nước ép rau cần tây được không ?

Cần tây là một trong những cách tự nhiên để ngăn chặn bệnh hiệu quả. Cần tây rất giàu chất xơ, giàu vitamin, khoáng chất cực tốt cho sức khỏe. Một cốc nước ép cần tây mỗi sáng không chỉ ngon miệng, nó còn là một nguồn bổ sung siêu lành mạnh cho chế độ ăn uống thông thường. Cụ thể theo các nhà nghiên cứu, vitamin K trong cần tây có tác dụng giảm viêm, làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Ngoài ra, trong rau cần tây còn có chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. 

Như vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, bên cạnh các loại rau củ quả có lợi khác, người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm cần tây bằng cách uống nước ép hoặc chế biến món ăn hàng ngày. Đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn có thể sử dụng rau cần tây để kìm hãm sự phát triển của bệnh.

bệnh tiểu đường uống nước ép cần tây được không

Người bệnh tiểu đường uống nước ép cần tây được không

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Diagold cũng được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Một số chia sẻ của bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm Diagold, bạn có thể tham khảo thêm : TẠI ĐÂY

7. Người bệnh tiểu đường uống nước ép cần lưu ý những gì ?

Tuy, các loại nước ép cho người tiểu đường được chứng minh mang đến hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để nhận được những lời khuyên chính xác nhất. Bởi nếu bạn lựa chọn loại nước ép không phù hợp hoặc chế biến không đúng cách, nước ép trái cây có thể gây tác dụng ngược lại hoặc có thể làm giảm tác dụng của thuốc – điều này không tốt với sức khỏe người tiểu đường.

Tốt hơn hết khi uống nước ép chỉ nên uống nguyên chất, tránh pha thêm đường khi sử dụng bởi điều này có thể làm tăng đường huyết. Nếu cần thiết, bạn nên uống nước ép chung với các loại đường dành riêng cho người tiểu đường.

Tiểu đường uống nước ép được không ? – đây sẽ là những thông tin hữu ích cho tất cả những ai đã và đang mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt những thông trên cũng là lời cảnh tỉnh cho những bạn chưa mắc bệnh và có thể điều chỉnh thói quen để uống đúng liều lượng các loại nước ép. Điều đó sẽ bảo vệ sức khỏe cho bạn và các thành viên trong gia đình bạn. Hãy bổ sung các thông tin trên vào cuốn sổ tay để vận dụng trong cuộc sống của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Xem thêm : Hạn chế tinh bột người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm

                    Bệnh tiểu đường ăn yaout được không ? ăn sữa chua được không

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *