Rau xanh luôn là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày người bệnh tiểu đường. Vì rau không những giúp kiểm soát đường huyết mà còn giúp giảm cân hiệu quả. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để cải thiện sức khỏe tốt hơn ?
1. Vai trò của rau xanh đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ. Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb ( tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết ) và giảm được lượng chất béo bão hòa ( thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin ).
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để cải thiện đường huyết
Dưới đây là một số lợi ích của rau xanh đối với sức khỏe người tiểu đường
Rau xanh giúp kiểm soát đường huyết
Rau là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Rau giúp người bệnh tiểu đường khỏe hơn
Vitamin, chất khoáng,… có nhiều vai trò sinh học, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chất khoáng là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ thể, canxi, photpho là thành phần chính của xương và răng. Thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh loãng xương ở người bệnh tiểu đường. Bệnh loãng xương chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.
Kiểm soát cân nặng, giảm béo phì
Thực phẩm giàu protein giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn, giảm ham muốn ăn vặt giữa các bữa ăn. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả là cách tốt nhất để… giảm béo. Rau xanh, củ quả có trong bất cứ chế độ ăn kiêng nào. Vừa được ăn ngon, vừa giảm béo, đó là ích lợi vượt trội của rau xanh. Ăn rau xanh một cách hợp lý được chứng minh giúp người bệnh tiểu đường chống béo phì hiệu quả.
Giảm huyết áp, hạ cholesterol, cải thiện bệnh tim mạch
Những người ăn nhiều rau xanh, củ, quả có thể làm giảm huyết áp, hạ choleterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và khả năng phát triển các loại bệnh này thấp hơn người ăn ít rau quả. Ngoài ra, rau xanh còn có tác dung phòng chống sự phát triển của nhiều loại bệnh khác đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như rau diếp, cải bó xôi, các loại cải xoăn và họ nhà cam, chanh, quýt, bưởi… những loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao gíup bạn phòng chống ung thư và chống tình trạng lão hoá.
Giảm căng thẳng, stress
Căng thẳng có thể làm bạn mệt mỏi và ủ rũ, may mắn thay, nhiều loại rau có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cũng như các axit béo omega-3 giảm căng thẳng và vitamin B chống lại sự lo âu và trầm cảm. Kali và magiê được tìm thấy trong một số loại rau cũng có thể giúp bạn bình tĩnh, thư giãn các mạch máu và giảm huyết áp. Ngoài ra, chất xơ giữ cho lượng đường trong máu ổn định, ngăn chặn sự sụt giảm năng lượng và sự thay đổi tâm trạng.
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Điều bạn cần biết : 7 bải tập thể dục giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết
2. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để ổn định đường huyết ?
Rau xanh ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau như: nhóm rau xanh ( rau muống, rau xà lách, rau mùng tơi, rau cần, rau cải…); Nhóm rễ củ ( Cà rốt, su hào, củ đậu…); Nhóm cho quả ( Cà chua, dưa chuột, su su,…); Nhóm hành ( gồm các loại hành, tỏi…) Thành phần và giá trị dinh dưỡng do mỗi loại rau củ quả là khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể biết được hết vai trò to lớn của các loại rau quả đối với sức khoẻ của mình.
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì ? Dưới đây là một số loại rau người bệnh tiểu đường nên ăn để cải thiện lượng đường huyết
2.1. Rau gì trị tiểu đường – Nhóm rau xanh
Rau diếp cá
Đây là loại rau chứa rất nhiều chất xơ và không chứa nhiều đường. Bên cạnh đó, rau diếp cá còn có một hàm lượng lớn vitamin B có tác dụng làm giảm homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Người tiểu đường ăn rau diếp được không
Măng tây – rau người bệnh tiểu đường nên ăn
Măng tây là loại rau rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể chế biến măng tây dùng kèm bữa ăn bằng nhiều cách như xào, luộc hay hấp. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu luôn ổn định ở một mức độ nhất định. Tăng cường sản xuất insulin để giúp cơ thể hấp thụ glucose một cách tốt nhất.
Rau bắp cải
Bắp cải là loại rau mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Loại rau ngày giúp tuyến tụy hoạt động hiệu quả, tăng khả năng sản sinh insulin giúp kiểm soát đường huyết. Để giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và hiệu quả, đây là loại rau không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường.
Rau bina
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì ? – Rau bina hay còn gọi là cải bó xôi là loại rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc thường xuyên bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 20%. Còn đối với bệnh nhân tiểu đường, việc thường xuyên ăn rau bina có thể kiểm soát đường huyết rất hiệu quả.
Rau dền
Rau dền là một loại rau khá quen thuộc, có tính mát và dễ ăn. Loại rau này được trồng phổ biến ở nước ta và được nhiều người ưa thích nhờ vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn rau dền bởi hàm lượng chất xơ cao sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng magie cao trong rau giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân tiểu đường type 2, việc bổ sung rau dền mỗi ngày sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn.
Rau cần tây
Rau cần rất giàu vitamin P, C có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Ngoài ra rau cần còn chứa nhiều muối vô cơ và chất xơ có tác dụng bảo vệ mạch máu tăng sự phát triển của xương, phòng bệnh thiếu máu.
Bệnh tiểu đường nên ăn rau hẹ
Trong rau hẹ có chứa chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nhiều nguyên tố như canxi, photpho, magie, kẽm…có công dụng rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, thúc đẩy tuần hoàn máu, hạ cholesterol, bồi bổ cơ thể, ổn định lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Rau muống
Tiểu đường ăn rau muống được không ? Theo các nghiên cứu khoa học, trong rau muống giàu carotenoid, vitamin A và lutein, các chất khoáng như canxi, magie, sắt …. rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Trong rau muống tía có chứa một hoạt chất tự nhiên hoạt động tương tự như insulin, cho nên bệnh nhân nên lựa chọn loại rau này hàng ngày trong bữa ăn để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, rau muống còn giúp giảm cholesterol xấu, ngăn chặn được các biến chứng về mỡ máu, tim mạch, tai biến, … ở bệnh nhân tiểu đường lâu năm. Đồng thời, còn làm tăng nồng độ glutathione – hợp chất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các biến chứng thị lực ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Rau muống có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Điều bạn cần biết : Các loại lá chữa bệnh tiểu đường đơn giản rẻ tiền nhưng hiệu quả
Ngọn lá khoai lang
Trong đông y, tau ngọn lá khoai lang có tính bình vị ngọt có tác dụng ích khí, thông tiện giàu vitamin A, và nhiều nguyên tố vi lượng như Photpho, sắt, rất thích hợp với người tiểu đường tuýp 2. Các chuyên gia đã chỉ ra, lá rau lang có chứa một chất gần giống insulin, giúp giảm đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường. Do đó, mọi người nên bổ sung rau lang vào bữa ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng đái tháo đường cũng như ngăn ngừa bệnh.
Nấm
Nấm rất giàu selenium, đây là chất chống ôxy hóa mạnh. Như đã biết, stress ôxy hóa gây ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Chính vì thế, việc ăn nấm giúp ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và hạ đường huyết.
Súp lơ
Là một loại rau được nhiều người yêu thích, súp lơ không chỉ cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể bình thường mà còn hỗ trợ tiêu hóa tốt mà còn giúp kiểm soát mức đường huyết hiệu quả hơn.
2.2. Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì – Nhóm rau củ
Khi đặt câu hỏi tiểu đường nên ăn rau gì ? chắc hẳn người bệnh cũng sẽ quan tâm đến các loại rau củ quả khác. Vậy có những loại rau củ nào người tiểu đường nên ăn :
Cà rốt
Hàm lượng dồi dào beta-caroten trong củ cà rốt có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng lưu lượng máu qua động mạch tim, tăng sức mạnh cho tim, hạ mỡ máu. Ngoài ra khi người bệnh tiểu đường ăn cà rốt thường xuyên còn giúp phòng bệnh cao huyết áp, bảo vệ mắt tránh bị tổn thương do biến chứng tiểu đường.
Cà rốt rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Củ cải
Trong củ cải có chứa hàm lượng canxi cao rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường bị loãng xương và cần sự bổ trợ cho sự thiếu hụt canxi trong tế bào.
Củ đậu
Củ đậu có chỉ số đường huyết thấp và nhiều chất xơ. Điều này có nghĩa là củ đậu thuộc chế độ ăn lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu, điều này trở thành một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Su hào
Su hào chứa ít chất béo hòa tan và cholesterol, điều này rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan được biết đến là có hại cho cơ thể. Nếu ăn uống nhiều chất này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu, dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ.
2.3. Nhóm rau đậu – tiểu đường nên ăn rau gì
Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường týp 2. Dùng một trong các loại đậu sau:
Đậu đỏ
Đậu đỏ chứa nhiệt lượng thấp nhưng giàu vitamin E, lượng chất xơ cao nhiều thành phần hoạt tính như magie, kẽm, photpho…Đậu đỏ có tác dụng hạ đường trong máu, hạ huyết áp, choleterol – đây là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Đậu đỏ giàu vitamin E, giàu chất xơ giúp kiểm soát đường huyết
Điều bạn cần biết : Người bệnh tiểu đường có ăn thịt bò được không
Đậu cô ve trắng
Đậu Cove trắng cung cấp một lượng protein tự nhiên rất lớn. Khi chế biến món ăn đúng cách, lượng protein này không bị mất đi sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Loại đậu này đặc biệt có ích cho bệnh nhân tiểu đường và người mắc bệnh đường huyết.
Đậu tương
Đậu tương giàu viatmin, muối vô cơ, nguyên tố vi lượng và chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa. Đậu tương chứa nhiều protit và hàm lượng axit amin thiết yếu cao, được mệnh danh là thịt thực vật, hàm lượng mỡ khoảng 18 – 20 %, axit béo không no đạt 85%, rất có lợi cho việc hạ mỡ máu, hàm lượng đường các loại 25 – 30%, rất ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau khi ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Đậu đũa
Đậu đũa vốn giàu protein và có hàm lượng chất xơ cao nên tinh bột trong đậu sẽ được cơ thể hấp thụ trong thời gian dài. Quá trình này có thể giúp kiểm soát đường huyết ổn định và ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Ăn đậu đũa thường xuyên là cách tốt giúp ổn định lượng đường máu.
Đậu đũa giúp kiểm soát đường huyết ổn định và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Đậu xanh
Đậu xanh chứa hàng loạt các chất chống oxy hóa, có tác dụng hồi phục sự tổn thương ở tuyến tụy do bệnh đái tháo đường. Chất béo không no có trong đậu xanh còn hỗ trợ làm tăng độ nhạy của insulin từ đó vừa phòng chống bệnh tiểu đường vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả.
2.4. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau quả gì ? – Nhóm rau quả
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau quả gì ? sau đây là một số rau quả người bệnh tiểu đường nên ăn :
Cà chua
Cà chua chứa rất nhiều hàm vitamin, các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat… Chính nhờ yếu tố này mà cà chua nên có mặt trong danh sách thực phẩm tốt của người bệnh đái tháo đường vì chúng không làm tăng đường huyết. Tuy cà chua rất tốt nhưng khi tiêu thụ vượt quá giới hạn bình thường, lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường nên ăn Mướp đắng
Quả mướp đắng chứa nhiểu protit, mỡ, đường, chất xơ và nhiều loại muối vô cơ, vitamin, một số acid amin và một vài thành phần hoạt tính khác. Chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.
Mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể
Điều bạn cần biết : Tiểu đường nên uống sữa gì ? Các loại sữa dành cho người tiểu đường
Bí đỏ
Nhờ giàu dinh dưỡng mà bí đỏ là thực phẩm thân thiện với người tiểu đường. Bí đỏ giúp hạ đường huyết trong máu, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, bí đỏ còn kìm hãm bệnh tiểu đường để bệnh không phát triển thành mãn tính. Bí đỏ là thực phẩm trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì ?
Bí đao
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bí đao là loại thực phẩm lý tưởng dành cho người tiểu đường khi sở hữu chỉ số đường huyết thấp (GI=15), lượng đường trong 100g bí đao là 2,4 và lượng chất xơ là 1. Chính vì vậy, bí đao không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng là bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, giúp người tiểu đường ổn định đường huyết.
Mướp
Mướp đắng cũng là loại rau củ thuộc họ bầu bí và được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trái mướp đắng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mướp đắng có vị như tên gọi của nó, khi nấu lên, vị đắng càng gia tăng, tuy nhiên, đây là món ăn bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua.
Dưa chuột
Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên chọn chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và giàu dưỡng chất. Dưa leo có chứa ít carbohydrate và giàu chất xơ, vậy nên đây được coi là thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp bạn có cảm giác no, tăng khẩu vị, kiểm soát mức đường huyết hiệu quả và hỗ trợ tiêu hóa.
2.5. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau quả gì – Nhóm rau gia vị : hành tỏi
Tỏi
Các nhà khoa học khi nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có công dụng làm tăng sự tiết insulin tự do trong máu. Điều này giúp cho sự chuyển hóa glucosso có trong gan từ đó mà làm giảm được lượng đường trong máu và nước tiểu. Thêm vào đó, bên trong củ tỏi nhỏ bé này còn có polyphenol và flavonoid. Đây là 1 chất giúp chống lại sự oxy hóa khá tốt. Bởi thế tỏi có công dụng tốt để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra như biến chứng xơ vữa động mạch hoặc biến chứng tim mạch.
Tỏi làm tăng sự tiết insulin tự do trong máu
Hành tây
Trong hành tây có một chất có thể làm hạ đường trong máu nhất là người bệnh tiểu đường do tuyến thượng thận gây ra vì nó tác dụng lên tế bào của tụy, thúc đẩy việc tiết insulin, hồi phục lại chức năng giúp hạ đường trong máu. Ngoài ra hành tây còn có thể làm tan máu đông, ức chế choleterol tăng cao, lợi tiểu..
Quế
Quế có khả năng kiểm soát mức đường huyết, lượng cholesterol và triglycerid ở bệnh tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, nó cũng làm tăng độ nhạy insulin cho cơ thể.Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.
Nghệ
Nghệ là một loại gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe. Curcumin, một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.
3. Người bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì
bên cạnh câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn rau gì thì câu hỏi bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì cũng được nhiều người quan tâm. Sau đây là 5 loại rau củ mà người bệnh tiểu đường cần phải tránh xa :
Khoai tây
Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, có vị ngọt và béo. Do đó, loại khoai này có thể làm bạn tăng cân, tăng đường huyết nên người bệnh tiểu đường tuyệt đối tránh sử dụng loại khoai này.
Khoai lang
Khoai lang rất tốt cho sức khỏe của con người và có thể phòng, điều trị một số bệnh như táo bón. Mặc dù khoai lang có hàm lượng tinh bột, chất béo thấp hơn so với khoai tây nhưng lại chứa glucose cao làm tăng chỉ số đường huyết. Bởi vậy, khoai lang cũng được xếp vào loại rau củ mà người tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế dùng.
Củ dền
Củ dền mọc dưới đất, có màu đỏ, vị ngọt thanh, giàu tinh bột và vitamin, chất xơ. Theo các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng người đái đường nên sử dụng tốt nhất là 1 tuần ăn một lần củ dền trong khẩu phần ăn của mình nhằm tránh glucose trong máu tăng cao.
Khoai mỡ
Khoai mỡ, khoai từ có thể làm tăng đường huyết nếu bạn ăn sai cách. Khoai tây và khoai mỡ có lượng carbohydrate cao nên chúng được coi là những thực phẩm không nằm trong danh sách thực đơn cho người đái đường
4. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau xanh như thế nào tốt nhất
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì – Việc lựa chọn các loại rau tốt để ưu tiên cũng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, người bệnh tiểu đường cần biết mẹo ăn rau đúng cách. Điều này vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp người bệnh không cần kiêng khem tuyệt đối.
Một số mẹo ăn rau bạn nên áp dụng là:
– Ăn rau xanh vào đầu bữa, trước khi ăn thịt, cơm.
– Nên chế biến rau xanh ở dạng dạng luộc. ăn sống. Nếu nấu canh, nên hạn chế dùng dầu mỡ nhiều.
– Lượng rau trong 1 bữa nên chiếm 50% lượng thức ăn của bữa đó
– Nếu ăn các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, ngô trong bữa trưa, bữa tối, nên giảm bớt lượng cơm trong bữa đó.
– Ăn đa dạng các loại rau theo màu sắc, trong tuần nên ăn cả rau củ màu xanh, cam, đỏ, tím…
– Không dùng nước ép rau thay thế hoàn toàn cho rau tươi. Vì khi ép sẽ làm mất đi 1 phần chất chất xơ có trong rau.
Tuy rau củ tốt cho chỉ số đường huyết nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm nhóm tinh bột, chất đạm hay chất béo khác. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh tiểu đường nên kết hợp rau xanh cùng nhiều thực phẩm tốt khác.
Tuy nhiên, chế độ ăn chỉ là 1 phần của kế hoạch điều trị. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bên cạnh chế độ ăn, người bệnh kết hợp vận đồng thường xuyên, đồng thời việc lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Trong đó các thảo dược quý như Nấm linh chi, dây thìa canh, Hoài sơn, Sinh địa, Trạch tả, Ngũ vị tử.…Đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có tác dụng giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, phục hồi tuyến tụy, kích thích tuyến tụy tăng cường sản sinh insulin để chuyển hóa đường. Từ đó, giúp giảm đường huyết, phòng ngừa được các nguy cơ biến chứng có thể xảy đến bất cứ lúc nào, không làm hư hại các cơ quan mà giúp bảo vệ các cơ quan, hạn chế tiến triển xấu của bệnh tiểu đường.
Trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc – người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì là một cách trị liệu tự nhiên bằng chế độ ăn uống sẽ nhanh chóng giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.
Mời bạn xem thêm : Báo chí nói gì về viên uống Diagold hỗ trợ điều trị tiểu đường
Lắng nghe chia sẽ của cô Tám – Bạc Liêu về Viên uống tiểu đường Diagold
Bệnh tiểu đường bạn cần phải hiểu thật rõ để điều trị hiệu quả