4 bài tập Yoga cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết

Yoga là một bộ môn tập luyện khá lý tưởng cho người bệnh tiểu đường bởi không chỉ giúp cơ thể, tâm trí và tinh thần được thoải mái mà còn giúp cải thiện sức mạnh thể chất cũng như kiểm soát tốt đường huyết cho người bệnh. Dưới đây là một số bài tập yoga cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo.

1. Lợi ích của bài tập yoga đối với người tiểu đường 

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau kể cả người già và trẻ nhỏ. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp thêm chế độ ăn uống, vận động thể chất như yoga, thiền, dưỡng sinh…để kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến. 

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Trong đó, người bệnh có thể chọn những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường vì việc tập yoga thường xuyên sẽ mang lại lợi ích tương tự vận động thể lực, giúp giảm stress, oxy hóa trong tiểu đường – nguyên nhân gây đề kháng insulin và rối loạn tế bào beta của tuyến tụy.

Ngoài ra, yoga còn giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Nhờ vào các bài tập rèn luyện sự dẻo dai kết hợp với điều hòa hơi thở, yoga sẽ tạo ra phản ứng thư giãn không chỉ ở thể chất mà còn tác động đến tinh thần. Phản ứng này giúp điều hòa mức cortisol và các hormone gây căng thẳng khác, nhờ đó giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Xem thêm : Dùng lá mật gấu chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả không ?

2. Các bài tập yoga cho người bệnh tiểu đường

Có thể nói, Yoga là bộ môn thể dục ” vàng ” dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Những tư thế yoga đơn giản có tác dụng giúp toàn bộ cơ thể làm bạn luôn khỏe mạnh, thư giãn và tràn đầy năng lượng. Dưới đây là các bài tập yoga cho người tiểu đường đơn giản bạn nên thực hiện hàng ngày để thấy được điều thần kỳ cho tinh thần và sức khỏe.

2.1. Bài tập yoga cho người tiểu đường – Bài tập thở Kapalbhati

Kapalbhati là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. Đây là một bài tập hít thở mạnh có tác dụng giúp ” tẩy rửa ” làm sạch đường mũi và thông nghẹn cuống phổi, nâng cao khả năng hoạt động của tuyến tụy, góp phần sản sinh hormone insulin một các tự nhiên đồng thời còn giúp thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng, béo phì cho người bệnh tiểu đường.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Kapalbhati là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Cách thực hiện

+ Bạn ngồi với tư thế bắt chéo chân thoải mái, giữ lưng và đầu thẳng. Bàn tay thả lỏng trên hai đầu gối hoặc có thể ngửa lòng bàn tay hoặc bắt thủ ấn ngón cái chạm ngón trỏ.

+ Hít thở sâu và co cơ bụng thật nhanh,  làm cho cơ hoành nâng lên đến khoang ngực và đẩy mạnh khí ra khỏi phổi một cách thoải mái, chậm rãi. 

+ Sau đó, bạn thả lỏng rồi lặp lại nhanh động tác bơm khí. Liên tục hít vào thụ động và thở ra bất ngờ cho đến hết một vòng thở và tiếp tục lặp lại đều đặn. Tập vào lúc bụng rỗng sáng hoặc tối.

Lưu ý :

Người tiểu đường kèm theo bệnh tim hoặc cao huyết áp nên hạn chế thực hiện bài tập này hoặc chỉ nên tập với cường độ vừa phải. Ngoài ra, người vừa phẩu thuật, hoặc đang bị đau lưng nghiêm trọng cũng không nên tập thở Kapalbhati. Tập vào lúc bụng rỗng sáng hoặc tối.

Xem thêm : Tiểu đường biến chứng xương khớp ? nguyên nhân cách điều trị hiệu quả

2.2. Bài tập rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang là một trong những tư thế uốn lưng quan trọng và mang lại nhiều lợi ích nhất trong các bài tập yoga cho người tiểu đường. Tư thế ngửa người ra sau có kiểm soát trong động tác rắn hổ mang có thể giúp kéo căng cơ thể và giúp tăng cường sức mạnh của các cơ ở vùng bụng, đốt cháy mỡ thừa. Không những thế, bài tập yoga rắn hổ mang còn rất có lợi cho việc điều trị các vấn đề về trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi…đồng thời còn giúp quá trình lưu thông máu được cải thiện, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và năng động.

Tư thế rắn hổ mang yoga cho người tiểu đường

Tư thế rắn hổ mang – yoga cho người tiểu đường

Cách thực hiện 

– Nằm sấp trên thảm. Duỗi 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm sàn. Hai tay thả lỏng, đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay sát cơ thể.

– Chống 2 tay lên thảm, 2 tay đặt ngay dưới ngực. Dùng lực ấn đùi và hông sát sàn. Sau đó, sử dụng lực từ bàn tay từ từ nâng phần thân trên lên.

– Tiếp tục dùng lực đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể được kéo căng. Kéo vai ngược về sau và giữ hông thật chặt.

– Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 – 30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức lực của bạn.

Lưu ý :

Những người bị đau lưng, đau đầu, hội chứng ống cổ tay hoặc đang mang thai không nên tập động tác rắn hổ mang. Với người mới bắt đầu, hãy thực hiện từ từ, tùy theo khả năng của mình để giữ cho cổ và lưng không bị lệch. Tư thế rắn hổ mang thích hợp tập vào sáng sớm hoặc chiều tối, sau bữa ăn từ 4 – 5 tiếng.

Xem thêm : Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc có khỏi hẵn không ? 

2.3. Bài tập kim cương Vajrasana – Bài tập yoga cho người tiểu đường

Vajrasana thực chất là tư thế quỳ gối có nguồn gốc từ tiếng Phạn, Vajra có nghĩa là sấm sét hoặc kim cương, và Asana có nghĩa là tư thế. Tư thế yoga này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày, qua đó giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả hơn.

Cách thực hiện :

– Đầu tiên, bạn cần quỳ gối và duỗi thẳng cẳng chân về phía sau với hai chân đặt cạnh nhau và các ngón chân cái đặt chạm nhau.

– Sau đó, bạ nhẹ nhàng hạ thấp cơ thể và hạ hông ngồi trên hai gót chân.

– Đặt hai tay lên hai đầu gối, thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước. Bạn hít vào rồi rồi chầm chậm thở ra. Đảm bảo rằng bạn hoàn toàn nhận thức được nhịp thở của mình và cũng quan sát cẩn thận khí hít vào và thở ra. 

– Nhắm mắt để tập trung vào hơi thở và giữ tâm trạng bình tĩnh.

– Cố gắng giữ tư thế này ít nhất 5 – 10 phút 

Lưu ý :

Những người có vấn đề về đầu gối hoặc mới phẩu thuật đầu gối, người thoát vị đĩa đệm, viêm loát dạ dày, hoặc bất kỳ bệnh nào khác liên quan đến ruột non hoặc ruột già nên hạn chế bài tập yoga dành cho người tiểu đường này vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Vajrasana có thể giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả hơn

Xem thêm : Dùng nồi cơm điện tách đường có tốt không ?

2.4. Động tác yoga chữa bệnh tiểu đường – Bài tập yoga Sarvangasana

Bài tập yoga Sarvangasana hay còn gọi là  tư thế đứng bằng vai. Đây là một tư thế khiến tuyến giáp được kích thích, khiến cho một lượng máu chảy vào nơi này nhiều hơn. Ngoài ra, tư thế này còn rất tốt cho tim và phổi, thúc đẩy sự tuần hoàn, xoa dịu các tĩnh mạch đồng thời giúp giảm bớt tình trạng trì trệ và uể oải, giúp điều trị chứng trầm cảm và mất ngủ.

Cách thực hiện

– Nằm ngữa trên thảm hai chân khép lại, cánh tay dọc theo thân người và lòng bàn tay úp xuống chạm thảm. 

– Giữ lưng, đầu và cổ thả lỏng trên thảm. Dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên vai. Hít một hơi thật sâu, nhẹ nhàng nâng chân và hông tách ra khỏi sàn. Khuỷu tay chạm sàn để hỗ trợ lưng. Giữ tư thế này càng lâu càng tốt

– Từ từ thở ra, co hai đầu gối về phía trước, cuộn đầu thấp xuống, hai bàn tay vẫn đỡ lưng. Hạ xuống, vào tư thế ngồi gập người về phía trước.

– Khi thấy mỏi hoặc đau hãy trở về tư thế chuẩn bị, nằm nghỉ trên sàn tập một lúc.

Lưu ý 

Những người đang bị chấn thương cổ, phụ nữ trong những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai nên hạn chế thực hiện động tác này.

 

Xem thêm : Tại sao vết thương người tiểu đường lâu lành hơn người khỏe mạnh

3. Người bệnh tiểu đường tập yoga cần lưu ý gì

Những bài tập yoga dành cho người bệnh tiểu đường mang đến một phương pháp rèn luyện thể chất có lợi, tuy nhiên nếu không biết cách tập cũng như gặp người thầy không có trình độ chuyên môn thì lợi bất cập hại. Dưới đây là một số lưu ý khi tập người bệnh cần lưu ý :

– Nên chọn bài tập yoga phù hợp, tập đúng cách, tránh làm tổn thương, căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ, vai, cẳng chân do động tác lặp lại, kéo giãn dây chằng quá mức….

– Nên tập yoga sau bữa ăn ít nhất là 1 giờ 30 phút bởi khi hệ tiêu hóa đang làm việc, tập yoga có thể gây buồn nôn và khó chịu. Ngoài ra, bạn phải lựa chọn thời điểm tập sao cho không bị gián đoạn bởi bất cứ lý do gì.

– Nên mặc áo, quần rộng, lý tưởng nhất là mặc áo tập hoặc áp pull và quần mềm ôm sát người. Nếu bạn có đeo kính thì nên bỏ ra để tránh rơi kính khi tập.

– Nên bỏ kính đeo mắt ra, vì nó có thể bị rơi khi tập. Theo truyền thống, yoga được thực hiện với bàn chân trần vì nhiều lý do: giúp phát triển cơ bàn chân, tránh bị trượt và dễ dàng thực hiện thăng bằng.

– Nên tập yoga với đôi chân trần bởi điều này có thể giúp phát triển cơ bàn chân, tránh bị trượt và dễ dàng thực hiện thăng bằng.

– Nên chọn nơi tập luyện có không khí thoải mái, càng yên tĩnh thì càng tốt. Bạn cần chú ý đến nền nhà, đừng chọn nơi có nền nhà trơn hoặc mấp mô, vì nó có thể gây tai nạn cho bạn bất cứ lúc nào.

– Nên kiểm tra thân hình trước mỗi lần tập. Lưng gáy và đầu của bạn phải thẳng hàng, hai vai thả lỏng. Với tư thế này bạn sẽ thực hiện các bài tập chính xác hơn. Với tư thế ngồi, hãy kiểm tra lòng bàn chân và đặt lòng bàn chân lên sàn nhà để tạo một sự cân bằng tốt.

– Nên chọn bài tập yoga phù hợp khiến bạn cảm thấy thoải mái khi tập. Nếu một tư thế nào đó thật sự không thoải mái thì nên bỏ qua bài tập đó và chuyển sang bài tiếp theo.

– Nếu bạn bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh về hô hấp, chấn thương cột sống, đang có thai, thời kỳ dưỡng bệnh hoặc bị một bệnh mạn tính nguy hiểm, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga.   

Người tiểu đường tập yoga cần lưu ý gì

Những lưu ý khi tập yoga ở người bệnh tiểu đường

Xem thêm : Thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ làm những điều này 

                              5 cách giúp ổn định đường huyết đơn giản hiệu quả ai cũng biết 

Việc thực hiện các bài tập yoga cho người tiểu đường không những giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn mà còn tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ hình thức vậ động nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện phù hợp với thể trạng của bạn cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất nhé. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích !

đặt mua sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết diagold

  • Giá chỉ 350.000 đồng/ hộp.
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1750.000 đồng
  • Miễn phí ship khi mua đủ 1 liệu trình
diagold-web-diagold-trong-suot

Tổng đài tư vấn

0995.999.020 - 0961.999.020

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *